Tài nguyên đất và thực trạng khai thác, sử dụng đất ở tỉnh miền núi Hà Giang

Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Đặc điểm thổ nhưỡng khá đa dạng với nhiều loại đất điển hình của vùng núi cao. Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của 3 nhóm chính (đất nông - lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) cho thấy đã có chiều hướng tích cực và hợp lý hơn. | Nguyễn Xuân Trường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 83(07): 113 - 119 TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG ĐẤT Ở TỈNH MIỀN NÚI HÀ GIANG Nguyễn Xuân Trường* Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Đặc điểm thổ nhưỡng khá đa dạng với nhiều loại đất điển hình của vùng núi cao. Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của 3 nhóm chính (đất nông - lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) cho thấy đã có chiều hướng tích cực và hợp lý hơn. Tuy nhiên, hiện tại đất phi nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh; đất chưa sử dụng còn nhiều và phần lớn diện tích này lại ở địa bàn đồi núi có độ dốc lớn; đất nông - lâm nghiệp tuy có diện tích lớn, nhưng phần lớn là diện tích đất lâm nghiệp, trong khi đó đất có khả năng trồng lúa nước có diện tích thấp. Hướng sử dụng đất cần phải dựa trên tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên, lợi thế của từng vùng và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, cần có quy hoạch và định hướng sử dụng đất theo các khu vực địa lý nhằm phát huy những thế mạnh riêng của mỗi vùng. Từ khóa: Sử dụng đất; Hà Giang; đặc điểm thổ nhưỡng; tài nguyên đất MỞ ĐẦU* Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Diện tích tự nhiên của tỉnh là ha, bằng 2,4% diện tích cả nước; dân số là người, bằng 0,84 % dân số cả nước (năm 2009). Với đặc điểm địa hình chủ yếu là núi cao, tiềm năng đất đai phát triển nông nghiệp hạn chế, điều kiện môi trường tự nhiên khắc nhiệt, nhiều vùng thiếu nước trầm trọng, kể cả nước dùng cho sinh hoạt. Tụ cư và sinh kế trên vùng đất này có 22 dân tộc anh em, trong đó đông nhất là dân tộc Mông, tiếp đến là người Tày, Dao. Dân tộc Kinh chỉ chiếm 17,8 % số dân của tỉnh. Cùng với cả nước, Hà Giang đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế và khu vực, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang được đẩy mạnh đòi hỏi sự chuyển dịch

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.