Bài báo trình bày một cách tiếp cận tương đối mới trong thực tiễn công tác quy hoạch và đánh giá môi trường ở Việt Nam, đó là phân vùng nhạy cảm môi trường. Sự cần thiết phải tiếp cận phân vùng nhạy cảm môi trường trong quy hoạch và đánh giá môi trường (đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường) cũng như khái niệm về vùng nhạy cảm môi trường đã được đề cập trong bài báo | Lương Văn Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 97 - 101 TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU VÙNG NHẠY CẢM MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG Lương Văn Đức Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế TÓM TẮT Bài báo trình bày một cách tiếp cận tương đối mới trong thực tiễn công tác quy hoạch và đánh giá môi trường ở Việt Nam, đó là phân vùng nhạy cảm môi trường. Sự cần thiết phải tiếp cận phân vùng nhạy cảm môi trường trong quy hoạch và đánh giá môi trường (đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường) cũng như khái niệm về vùng nhạy cảm môi trường đã được đề cập trong bài báo. Đồng thời xây dựng phương pháp luận, tiêu chí phân vùng nhạy cảm môi trường, trong đó có tính đến tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Bước đầu đã xây dựng phương pháp luận phân vùng nhạy cảm môi trường gồm 5 bước, lựa chọn chỉ tiêu phân cấp cho 4 tiêu chí xác định vùng nhạy cảm môi trường. Từ khoá: Phân vùng, vùng nhạy cảm môi trường, quy hoạch, đánh giá môi trường, GIS (hệ thống thông tin địa lý), RS (viễn thám). MỞ ĐẦU Quy hoạch và đánh giá môi trường là các công cụ quản lí môi trường quan trọng giúp định hướng, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường. Có nhiều cách tiếp cận để phân tích, dự báo trước các hệ quả có thể xảy ra do các hoạt động của con người đến môi trường sinh thái, nhưng cách tiếp cận phân vùng nhạy cảm môi trường là một hướng nghiên cứu hiệu quả. Trước đây, cách tiếp cận truyền thống được cho là khá phức tạp do phải phân tích nhiều thông tin trên các bản đồ giấy để phân loại các vùng nhạy cảm khác nhau. Đó là lí do giải thích tại sao, phân vùng nhạy cảm về môi trường theo phương pháp truyền thống gặp rất nhiều khó khăn [6]. Tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển của ngành hệ thống thông tin địa lý (GIS) giúp cho việc phân tích không gian tìm ra các vùng nhạy cảm một cách khoa học, chính xác thể hiện qua các bản đồ điện tử. Trên cơ sở các bản đồ này sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá chính xác các tác động môi trường trước khi .