Trong khuôn khổ bài báo, tác giả đã đánh giá vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và tài nguyên du lịch tỉnh Tuyên Quang. Tác giả cũng đã tìm ra những lợi thế so sánh của Tỉnh Tuyên Quang so với các tỉnh khác trong vùng cũng như trong cả nước. Trên cơ sở đó thấy được những thế mạnh để có hướng đầu tư chiều sâu phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. | Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Hoàng Thanh Vân và cs 65(03): 39 - 43 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TUYÊN QUANG Hoàng Thanh Vân1*, Trần Viết Khanh2 1 Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Điều kiện tự nhiên là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. Việc đánh giá các yếu tố tự nhiên cho việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang là việc làm cần thiết để tìm ra các giải pháp phát triển kinh tế Tuyên Quang. Trong khuôn khổ bài báo, tác giả đã đánh giá vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và tài nguyên du lịch tỉnh Tuyên Quang. Tác giả cũng đã tìm ra những lợi thế so sánh của Tỉnh Tuyên Quang so với các tỉnh khác trong vùng cũng như trong cả nước. Trên cơ sở đó thấy được những thế mạnh để có hướng đầu tư chiều sâu phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ khóa: Tiềm năng, Tài nguyên, Nguồn lực, Kinh tế - Xã hội, Phát triển. ĐẶT VẤN ĐỀ Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng trung du - miền núi phía Bắc. Ngày 01/7/2004 Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 37/NQ-TW về phương hướng phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, trong đó xác định rõ vị trí và vai trò của các tỉnh trong vùng nói chung và Tuyên Quang nói riêng, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Đối với vùng TDMN phía Bắc, Tuyên Quang có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng, là tỉnh ở mức trên trung bình của vùng về nhiều mặt: điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế và tiềm lực kinh tế. So với cả nước Tuyên Quang là một tỉnh còn kém phát triển: GDP bình quân đầu người thấp, dân số chủ yếu sống ở nông thôn, trình độ sản xuất thấp, quản lý kinh tế còn nhiều bất cập mặc dù tiềm năng phát triển kinh tế khá dồi dào. Vì vậy, trong các năm tới, Tuyên Quang cần có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và đảm .