Bài báo này trình bày tóm tắt các nghiên cứu lý thuyết, mô phỏng điều khiển trượt cho bộ biến đổi DC-DC tăng áp và bộ biến đổi DC-DC giảm áp kiểu quadratic. Từ các phân tích quá trình động học của đối tượng thông qua mô hình toán học từ đó đưa ra và chứng minh tính phù hợp của các phương án điều khiển, cuối cùng là tiến hành phân tích kiểm chứng, hoàn thiện trên phần mềm Matlab- Simulink. | Nguyễn Phùng Quang và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 50 - 55 ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT BỘ BIẾN ĐỔI DC-DC TĂNG ÁP VÀ GIẢM ÁP KIỂU QUADRATIC 1 Nguyễn Phùng Quang1, Phan Thành Chung2*, Đỗ Thị Loan3 Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2Đoàn 871-Bộ Quốc phòng, 3Đại học Điện lực TÓM TẮT Bài báo này trình bày tóm tắt các nghiên cứu lý thuyết, mô phỏng điều khiển trượt cho bộ biến đổi DC-DC tăng áp và bộ biến đổi DC-DC giảm áp kiểu quadratic. Từ các phân tích quá trình động học của đối tượng thông qua mô hình toán học từ đó đưa ra và chứng minh tính phù hợp của các phương án điều khiển, cuối cùng là tiến hành phân tích kiểm chứng, hoàn thiện trên phần mềm Matlab- Simulink. Kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn có thể được triển khai áp dụng vào thực tế để chế tạo bộ biến đổi trên cơ sỏ các linh kiện thông dụng. Từ khóa: Tăng áp, giảm áp, Quadratic, điều khiển trượt, bộ biến đổi DC-DC. MỞ ĐẦU Trong lĩnh vực kỹ thuật điện ngày nay, điện tử công suất là lĩnh vực kỹ thuật hiện đại. Với những bước tiến nhảy vọt trong kỹ thuật chế tạo linh kiện bán dẫn, các linh kiện điện tử công suất: điôt công suất, Tiristor, GTO, Triac, IGBT, SID, MCT . . . ra đời và hoàn thiện có tính năng dòng điện, điện áp, tốc độ chuyển mạch ngày càng được nâng cao làm cho kỹ thuật điện truyền thống thay đổi một cách sâu sắc. Song song với những tiến bộ đó các chiến lược điều khiển khác nhau cũng được áp dụng để điều khiển các bộ biến đổi theo các cấu trúc khác nhau nhằm tạo ra bộ biến đổi thông minh, linh hoạt và có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, năng lượng tối ưu. Bộ biến đổi DC–DC giảm áp kiểu Quadratic (Quadratic Buck converter) có giá trị điện áp ra trung bình tỉ lệ với bình phương giá trị vào, thường được sử dụng ở mạch một chiều trung gian của các thiết bị biến đổi điện năng công suất nhỏ. Bộ biến đổi tăng áp (Boost converter) có tác dụng biến đổi điện áp một chiều ở đầu vào thành điện áp đầu ra cao hơn, thường được sử dụng ở mạch một chiều trung gian của các thiết bị biến đổi điện năng công suất