Mô hình dự đoán nhám bề mặt và mòn dụng cụ trong tiện cứng chính xác bằng dụng cụ cắt PCBN

Bài báo này trình bày về mô hình dự đoán nhám bề mặt và mòn dụng cụ trong tiện cứng chính xác bằng dụng cụ cắt PCBN (Nitrit Bo lập phương đa tinh thể). Mô hình được xây dụng bằng phương pháp phân tích hồi qui sử dụng dữ liệu đo đạc từ các thí nghiệm tiện cứng chính xác thép 9XC tôi cứng bằng dụng cụ cắt PCBN. Kết quả cho thấy giảm vận tốc cắt và lượng chạy dao sẽ cho chất lượng bề mặt tốt hơn và làm giảm mòn dụng cụ. Việc tăng chiều sâu cắt sẽ làm tăng mòn dao song hầu như không làm nhám bề mặt thay đổi. | Nguyễn Thị Quốc Dung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 40 - 45 MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN NHÁM BỀ MẶT VÀ MÒN DỤNG CỤ TRONG TIỆN CỨNG CHÍNH XÁC BẰNG DỤNG CỤ CẮT PCBN Nguyễn Thị Quốc Dung , Phan Quang Thế Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày về mô hình dự đoán nhám bề mặt và mòn dụng cụ trong tiện cứng chính xác bằng dụng cụ cắt PCBN (Nitrit Bo lập phương đa tinh thể). Mô hình được xây dụng bằng phương pháp phân tích hồi qui sử dụng dữ liệu đo đạc từ các thí nghiệm tiện cứng chính xác thép 9XC tôi cứng bằng dụng cụ cắt PCBN. Kết quả cho thấy giảm vận tốc cắt và lượng chạy dao sẽ cho chất lượng bề mặt tốt hơn và làm giảm mòn dụng cụ. Việc tăng chiều sâu cắt sẽ làm tăng mòn dao song hầu như không làm nhám bề mặt thay đổi. Từ khóa: Tiện cứng, mòn dụng cụ, nitrit bo lập phương đa tinh thể, phân tích hồi qui. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong gia công, chất lượng bề mặt chi tiết là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất. Thông số đặc trưng của chất lượng bề mặt chi tiết gia công là nhám bề mặt. Tiện cứng chính xác bằng dụng cụ cắt PCBN cho phép nhà sản xuất có thể đơn giản hóa quá trình gia công mà vẫn đạt được yêu cầu về độ nhám. Tuy nhiên, có nhiều thông số của quá trình gia công ảnh hưởng đến nhám bề mặt song vẫn chưa được đánh giá một cách thích đáng. Để giúp các nhà sản xuất có thể thu được lợi ích tối đa trong ứng dụng công nghệ tiện cứng bằng dụng cụ cắt PCBN, cần phải xây dựng các mô hình dự đoán chính xác nhám bề mặt chi tiết và mòn dụng cụ[12]. Các mô hình của quá trình cắt có thể được xây dựng bằng phương pháp phân tích, phương pháp số và phương pháp thực nghiệm. Trong phương pháp phân tích, mô hình được xây dựng dựa trên các định luật vật lý cơ bản như mô hình lực cắt của Merchant, mô hình tính góc mặt phẳng trượt của Oxley Phương pháp thực nghiệm xây dựng mô hình dựa trên các đo đạc thực nghiệm, điển hình là mô hình xác định tuổi thọ dụng cụ của Taylor. Phương pháp phân tích số xây dựng mô hình dựa trên toán học ứng dụng kết

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.