Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ công nghệ khi sửa đá (Ssđ; tsđ) đến tính cắt của đá mài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cùng một viên đá, nếu thay đổi chế độ công nghệ sửa đá sẽ làm thay đổi topography khởi thủy của đá, mở rộng được khả năng công nghệ của đá mài để đáp ứng các yêu cầu gia công khác nhau. Giải pháp này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong điều kiện sản xuất cơ khí ở Việt Nam (chủ yếu là sản xuất đơn chiếc loạt nhỏ) vì đã hạn chế được số chủng loại đá, hạn chế được thời gian và chi phí thay nên nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật của quá trình mài. | Trần Minh Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 75 - 78 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CÔNG NGHỆ KHI SỬA ĐÁ ĐẾN TÍNH CẮT CỦA ĐÁ MÀI Trần Minh Đức Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ công nghệ khi sửa đá (S sđ; tsđ) đến tính cắt của đá mài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cùng một viên đá, nếu thay đổi chế độ công nghệ sửa đá sẽ làm thay đổi topography khởi thủy của đá, mở rộng được khả năng công nghệ của đá mài để đáp ứng các yêu cầu gia công khác nhau. Giải pháp này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong điều kiện sản xuất cơ khí ở Việt Nam (chủ yếu là sản xuất đơn chiếc loạt nhỏ) vì đã hạn chế được số chủng loại đá, hạn chế được thời gian và chi phí thay nên nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật của quá trình mài. Từ khóa: Mài, tuổi bền đá mài, Topography MỞ ĐẦU Tập hợp các nhấp nhô tế vi trên bề mặt đá được gọi là topography của đá mài. Topography của đá phụ thuộc chủ yếu vào các thông số đặc trưng của đá mài (độ hạt, độ cứng, vật liệu hạt mài, vật liệu chất dính .), vào điều kiện và chế độ công nghệ khi sửa đá. Topography của đá ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất tiếp xúc giữa đá mài với bề mặt gia công nên sẽ ảnh hưởng rất lớn tính năng cắt gọt, độ mòn, tuổi bền của đá cũng như kết quả của nguyên công mài [1, 2]. Trong thực tế sản xuất, từ yêu cầu gia công cụ thể (vật liệu gia công, độ chính xác, chất lượng bề mặt đạt được .) ta tiến hành chọn đá để đảm bảo sự phù hợp giữa cặp đá mài – vật liệu gia công. Biện pháp này chỉ phù hợp và có hiệu quả trong điều kiện sản suất phát triển, sản lượng gia công lớn. Trong điều kiện sản suất đơn chiếc đến hành loạt, khi số chủng loại mặt hàng nhiều, thường xuyên thay đổi thì việc chọn thay đá để phù hợp với điều kiện gia công sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do phải dùng nhiều loại đá, tốn thời gian và chi phí cho việc thay đá nên giá thành của nguyên công mài rất cao [2,3,4] Với mục đích giảm số chủng loại đá mài, giảm chi phí .