Hiện tượng chặt phá rừng trái phép đã giảm rõ rệt, việc phá rừng làm nương rẫy cơ bản đã được ngăn chặn. Đất đai của huyện Đồng Hỷ chủ yếu là đất feralits có màu vàng đến đỏ vàng, phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Trong số 18 đơn vị hành chính, có đến 13 xã, thị trấn đạt độ che phủ rừng trên 20%, 2 thị trấn và 4 xã có tỷ lệ diện tích đất trống đồi núi trọc trên 10%. | Chu Thị Hồng Huyền Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 71 - 75 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHỦ XANH ĐẤT TRỐNG ĐỒI NÚI TRỌC Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN Chu Thị Hồng Huyền * Trường Đại học Khoa học- Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Hiện tượng chặt phá rừng trái phép đã giảm rõ rệt, việc phá rừng làm nương rẫy cơ bản đã được ngăn chặn. Đất đai của huyện Đồng Hỷ chủ yếu là đất feralits có màu vàng đến đỏ vàng, phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Trong số 18 đơn vị hành chính, có đến 13 xã, thị trấn đạt độ che phủ rừng trên 20%, 2 thị trấn và 4 xã có tỷ lệ diện tích đất trống đồi núi trọc trên 10%. Tỷ lệ đất trống đồi núi trọc dành cho qui hoạch đất lâm nghiệp của huyện Đồng Hỷ khá nhiều với tổng số́ ha (năm 2008), chiếm hơn 50% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong tổng số đất rừng tự nhiên, có ha và ha đất rừng trồng. Thực vật và thảm thực vật phát triển chủ yếu khi được nhân dân nhận khoanh nuôi bảo vệ là: Bồ đề, Trám, Trẩu, Thành ngạnh, Nứa tép, Lau, Hu, Vai, Sau sau, Cỏ may, thảm thực vật thường là cây bụi, trảng cỏ, dây leo có chiều cao từ 0,2 - 2,5 m, độ che phủ từ 10 - 50%. Từ khóa: Đất trống đồi núi trọc, đất lâm nghiệp, phá rừng, phủ xanh, quy hoạch, thảm thực vật. * 1. MỞ ĐẦU Rừng là một hệ sinh thái đa dạng và phong phú, là nơi lưu giữ nguồn gen và cung cấp nhiều nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống con người. Rừng là lá phổi xanh của Trái đất, nhưng hiện nay rừng đã và vẫn đang bị chặt phá khai thác dẫn đến suy thoái nghiêm trọng. Nhiều loài gỗ quí có giá trị sử dụng cao ngày càng bị cạn kiệt. Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng này, ngoài công tác xây dựng các khu bảo tồn để bảo vệ nguồn gen, thì phục hồi các hệ sinh thái rừng đã bị suy thoái là thực sự cần thiết. Cùng với quá trình thoái hoá của thảm thực vật là quá trình suy thoái của đất do xói mòn rửa trôi. Các nhà khoa học đều nhận định mất rừng dẫn đến trọc hoá đất đai là nguyên nhân chính gây ra các thảm hoạ như thiên tai, bão lụt và hạn hán. Vì vậy cùng với