Đánh giá chất lượng hạt của một số giống lúa cạn địa phương - Hà Giang

Đánh giá chất lượng hạt của 5 giống lúa cạn: Ngái nỏ, Khẩu tán, Khẩu mang, Khẩu đen, Shan râu (theo tên địa phương) thu thập tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, chúng tôi nhận thấy rằng 5 giống lúa cạn này có những đặc tính phù hợp khẩu vị của con người và có thể dùng để xuất khẩu. Trong 5 giống lúa thì khối lượng có sự khác biệt đáng kể, nhỏ nhất là giống Khẩu mang (29,33 gam), lớn nhất là giống Ngái nỏ (34,66 gam). | Ngô Văn Dương và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 58(10): 90 - 93 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HẠT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CẠN ĐỊA PHƯƠNG – HÀ GIANG Ngô Văn Dương1*, Nguyễn Lam Điền 2 1 2 Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Đánh giá chất lượng hạt của 5 giống lúa cạn: Ngái nỏ, Khẩu tán, Khẩu mang, Khẩu đen, Shan râu (theo tên địa phương) thu thập tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, chúng tôi nhận thấy rằng 5 giống lúa cạn này có những đặc tính phù hợp khẩu vị của con người và có thể dùng để xuất khẩu. Trong 5 giống lúa thì khối lượng có sự khác biệt đáng kể, nhỏ nhất là giống Khẩu mang (29,33 gam), lớn nhất là giống Ngái nỏ (34,66 gam). Hàm lượng Protein, đường khử và axit amin cũng có sự khác nhau, thấp nhất là giống Khẩu mang và cao nhất là giống Khẩu tán. Trong đó hàm lượng axit amin của Khẩu mang là (7,84 g axit amin/100g mẫu) và giống Khẩu tán là (9,09 g axit amin/100g mẫu). Ba trong 5 giống lúa cạn này là Khẩu tán, Khẩu đen, Shan râu có chất lượng tốt nhất. Từ khóa : Lúa cạn, hàm lượng Protein, đường khử, axit amin, chất lượng hạt. * 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới diện tích trồng lúa chỉ chiếm 1/10 diện tích canh tác nhưng nó nuôi sống hơn nửa dân số trên trái đất và là cây lương thực chính của Việt Nam. Hiện nay hơn 70% dân số nước ta sống bằng nghề trồng lúa, như vậy lúa vừa có ý nghĩa về mặt an ninh lương thực, vừa có ý nghĩa kinh tế với đa số nông dân, đặc biệt là nông dân miền núi. Nước ta có địa hình phức tạp, 3/4 lãnh thổ là đồi núi, sự đa dạng về địa hình chi phối diễn biến khí hậu, lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng và các thời kỳ trong năm nên hạn hán luôn rình rập bất cứ nơi nào, mùa nào. Cây lúa cạn ở Việt Nam là nguồn lương thực quan trọng và chủ yếu của các dân tộc sống ở các vùng núi cao phía Bắc và cao nguyên Nam Trung Bộ. Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như sự phân bố, nguồn gốc, các điều kiện sinh thái của vùng trồng lúa cạn [4] [7] [9]. Gần .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.