Dấu ấn của Ngôn ngữ Văn học giai đoạn giao thời trong "Nho phong" và "Người quay to" của Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh)

Ngôn ngữ trong Nho phong và Người quay tơ của Nguyễn Tường Tam tiêu biểu cho ngôn ngữ văn học giai đoạn giao thời. Về cơ bản, ngôn ngữ trong hai tác phẩm này còn chịu nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ văn xuôi trung đại. Dấu hiệu “hiện đại hóa”đã có nhưng chưa nổi bật. | DẤU ẤN CỦA NGÔN NGỮ VĂN HỌC GIAI ĐOẠN GIAO THỜI TRONG "NHO PHONG" VÀ "NGƯỜI QUAY TƠ" CỦA NGUYỄN TƯỜNG TAM (NHẤT LINH) * Lê Thị Quỳnh, Lê Hồng My Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Ngôn ngữ trong Nho phong và Người quay tơ của Nguyễn Tường Tam tiêu biểu cho ngôn ngữ văn học giai đoạn giao thời. Về cơ bản, ngôn ngữ trong hai tác phẩm này còn chịu nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ văn xuôi trung đại. Dấu hiệu “hiện đại hóa”đã có nhưng chưa nổi bật. Việc chỉ ra những đặc điểm (và cả những hạn chế) của ngôn ngữ trong hai tác phẩm Nho phong và Người quay tơ là điều cần thiết và hữu ích, giúp người nghiên cứu có cơ sở để đối chiếu, phân tích và khẳng định tính hiện đại và bước tiến trong ngôn ngữ nghệ thuật của các tác phẩm Đoạn tuyệt, Đôi bạn, Bướm trắng khi Nhất Linh đã trở thành một cây bút chủ chốt trong nhóm “Tự lực văn đoàn”. Từ khóa: Ngôn ngữ văn học, tính hiện đại Nhất Linh là nhà văn đã có nhiều đóng góp vào quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Sự nghiệp văn học của Nhất Linh đã được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Song trong số các công trình đã công bố chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Trong tình hình chung đó, việc tìm hiểu về ngôn ngữ nghệ thuật trong Nho phong và Người quay tơ (thuộc chặng đường sáng tác đầu tiên của Nhất Linh) tuy có được một số nhà nghiên cứu (Vũ Ngọc Phan, Vu Gia, Phan Cự Đề ) đề cập đến nhưng mới chỉ là những nhận xét có tính khái quát. Nhìn chung, các ý kiến đều cho rằng ngôn ngữ của hai tác phẩm này còn “cổ lỗ”, “đẽo gọt cầu kì”, dùng rất nhiều từ ngữ đã mòn sáo; chưa có ý kiến nào chỉ ra dấu hiệu “hiện đại hóa” của ngôn ngữ trong hai tác phẩm trên [1], [2]. Từ những nhận xét khái quát đó, chúng tôi tập trung đi sâu vào khảo sát, phân tích, xác định rõ những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật trong Nho phong và Người quay tơ; làm cơ sở tiến tới một cái nhìn hệ thống về sự vận động, phát triển trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Tường .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.