Đánh giá Giảng viên tại Đại học Thái Nguyên thực trạng và giải pháp

Để đảm bảo chất lượng giáo dục, một trong những thành tố rất quan trọng cần quan tâm là chất lượng giảng viên. Do vậy hoạt động đánh giá giảng viên đã được nhiều quốc gia tiên tiến quan tâm. Tại Việt Nam nói chung và Đại học Thái Nguyên nói riêng, hoạt động này đã từng bước được triển khai, song để hoạt động này có hiệu quả hơn trong việc đảm bảo chất lượng và cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, bài viết nêu ra thực trạng của hoạt động đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên, những ưu và nhược điểm, qua đó đề cập một số giải pháp để cải thiện chất lượng hoạt động này. | Phạm Văn Hùng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 3 - 6 ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Hương Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Để đảm bảo chất lượng giáo dục, một trong những thành tố rất quan trọng cần quan tâm là chất lượng giảng viên. Do vậy hoạt động đánh giá giảng viên đã được nhiều quốc gia tiên tiến quan tâm. Tại Việt Nam nói chung và Đại học Thái Nguyên nói riêng, hoạt động này đã từng bước được triển khai, song để hoạt động này có hiệu quả hơn trong việc đảm bảo chất lượng và cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, bài viết nêu ra thực trạng của hoạt động đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên, những ưu và nhược điểm, qua đó đề cập một số giải pháp để cải thiện chất lượng hoạt động này. Từ khóa: đánh giá giảng viên, đảm bảo chất lượng. MỞ ĐẦU Quản lý chất lượng đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo đang là một vấn đề được xã hội hết sức quan tâm. Để đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học, cần quan tâm đến rất nhiều thành tố - các thành tố này được đề cập trong 10 tiêu chuẩn cụ thể hóa thành 61 tiêu chí - Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ban hành năm 2007. Một trong những thành tố quan trọng quyết định chất lượng của quá trình đào tạo chính là chất lượng của giảng viên. Điều này được thể hiện rõ trong Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, có đến 4/10 tiêu chuẩn đề cập đến đánh giá chất lượng giảng viên Tiêu chuẩn 4 “Các hoạt động đào tạo”; Tiêu chuẩn 5: “Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Nhà trường” và Tiêu chuẩn 6 – “Người học”, Tiêu chuẩn 7 – “Nghiên cứu khoa học”. Luật Giáo dục khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”, trong chính sách đổi mới giáo dục đại học 2006 – 2020, Nghị quyết 14 của Chính phủ đã nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.