Từ kinh nghiệm của các quốc gia trong phát triển CNHT, tác giả trình bày các mô hình phát triển CNHT trên thế giới. Qua đó, các điều kiện, yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các ngành CNHT của quốc gia ở cấp độ vùng sẽ được nhận diện, phân tích trên quan điểm lý thuyết về lợi thế cạnh tranh vùng và hệ sinh thái kinh doanh. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Kĩ thuật – Công nghệ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM Lê Thế Giới (Đại học Đà Nẵng) 1. Đặt vấn đề Sau gần hai thập kỷ phát triển nhanh chóng nhờ vào chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài và hướng về xuất khẩu, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành công quan trọng. Tuy vậy, khi bước sang một giai đoạn mới, Việt Nam cần xây dựng một nền công nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh và tham gia vào phân công lao động quốc tế, cần thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp có giá trị cao. Muốn làm được điều này, một trong các điều kiện tiên quyết là phải có một nền công nghiệp hỗ trợ (CNHT) phát triển, đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong nước. Từ kinh nghiệm của các quốc gia trong phát triển CNHT, tác giả trình bày các mô hình phát triển CNHT trên thế giới. Qua đó, các điều kiện, yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các ngành CNHT của quốc gia ở cấp độ vùng sẽ được nhận diện, phân tích trên quan điểm lý thuyết về lợi thế cạnh tranh vùng và hệ sinh thái kinh doanh. 2. Các mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ thế giới Ngành công nghiệp bổ trợ bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ công nghiệp, cung ứng các yếu tố đầu vào trung gian (linh kiện, phụ tùng, công cụ, nguyên vật liệu đã qua chế biến, dịch vụ sản xuất) cho các ngành công nghiệp lắp ráp, chế tạo và chế biến. . Mô hình công nghiệp hỗ trợ theo hướng tự phát Ở một số quốc gia đã công nghiệp hóa sớm như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình cung cấp diễn ra một cách tự phát và hình thành nên hệ thống các ngành công nghiệp hỗ trợ. Việc hình thành các mạng lưới cung ứng và các doanh nghiệp hỗ trợ xuất phát trực tiếp từ nhu cầu và điều kiện của nền kinh tế, được “dẫn dắt” bởi “bàn tay vô hình” của thị trường, ít có sự tham gia và điều tiết của chính phủ. Quá trình hình thành các ngành .