Các hiện tượng sinh học trên của cam quýt được nghiên cứu khá tỉ mỉ trên một số giống cam quýt nổi tiếng ở các vùng trồng cam quýt trên thế giới. Việc nghiên cứu, giải thích được quy luật của các hiện tượng trên, đã góp phần vào việc xây dựng các biện pháp kĩ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ở nhiều nước trồng cam quýt. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 1(49)/năm 2009 Nông nghiệp, Lâm Nghiệp, Thủy sản ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC ĐỢT LỘC TRONG NĂM CỦA GIỐNG CAM SÀNH TRỒNG TẠI HÀM YÊN Nguyễn Duy Lam (Trường CĐ Kinh tế Kĩ thuật – ĐH Thái Nguyên), Lương Thị Kim Oanh - Phạm Văn Hải (Trường ĐH Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Cam sành là giống lai giữa cam và quýt (Citrus Sinensis x Citrus Reticulata) [8]. Trên mỗi giống cam quýt đều xuất hiện các hiện tượng sinh học điển hình như: quá trình phát lộc, phân hóa cành, mối liên hệ giữa sự hình thành các đợt lộc và khả năng cho năng suất của năm sau, hiện tượng tạo quả không hạt, khả năng cho năng suất, phẩm chất quả khi được tự thụ và giao phấn. Hiện tượng hạt đa phôi và khả năng tạo quần thể vườn cây sản xuất, hiện tượng ra quả cách năm và những đường hướng khắc phục hiện tượng này, Các hiện tượng sinh học trên của cam quýt được nghiên cứu khá tỉ mỉ trên một số giống cam quýt nổi tiếng ở các vùng trồng cam quýt trên thế giới. Việc nghiên cứu, giải thích được quy luật của các hiện tượng trên, đã góp phần vào việc xây dựng các biện pháp kĩ thuật tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng ở nhiều nước trồng cam quýt [4]. 2. Nội dung và phương pháp theo dõi . Nội dung theo dõi - Đặc điểm sinh trưởng của các đợt lộc của giống cam sành trồng tại Hàm Yên. - Mối liên hệ giữa các đợt lộc của giống cam sành trồng tại Hàm Yên. . Phương pháp theo dõi Dựa theo phương pháp nghiên cứu sinh học cây ăn quả của đại học Kyushu Nhật Bản [7]. Trên vườn cây thí nghiệm 5 năm tuổi, chọn điển hình 10 cây làm thí nghiệm, trên mỗi cây chọn 3 - 4 cành ngang tán đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 0,8 - 1,0cm, đảm bảo số cành theo dõi n 30. Tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, theo dõi tình hình ra lộc, sinh trưởng của lộc trên cành thí nghiệm từ phần đánh dấu trở lên. Khi lộc xuất hiện, tiến hành đánh dấu lộc, ghi rõ ngày tháng ra lộc, các đợt lộc ra trên cành được theo dõi liên tục trong suốt thời gian thí .