Mô típ con người cá nhân với sự tư vấn lương tâm trong truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quảng

Nếu nhìn từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi cho rằng Truyện thầy Lazarô Phiền còn là tác phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam đã xuất hiện môtíp: con người cá nhân với sự tự vấn lương tâm - một quan niệm mới về con người có xuất xứ từ phương Tây. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Khoa học Xã hội Nhân văn MÔ TÍP CON NGƯỜI CÁ NHÂN VỚI SỰ TỰ VẤN LƯƠNG TÂM TRONG TRUYỆN THẦY LAZARÔ PHIỀN CỦA NGUYỄN TRỌNG QUẢN Cao Thị Hảo (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) 1. Có thể nói: Truyện thầy Lazarô Phiền (1887) là tác phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên của văn học Việt Nam. Đã có nhiều nhà nghiên cứu khẳng định giá trị của tác phẩm này từ nhiều phương diện khác nhau. Bùi Đức Tịnh cho rằng Nguyễn Trọng Quản đã “Đi bước đầu trong việc dùng văn xuôi viết bằng ngôn ngữ thông thường để kể lại một câu chuyện“bày đặt” giống như những truyện xảy ra trong xã hội đương thời” [1]; Nguyễn Văn Trung đi sâu phân tích kĩ những ảnh hưởng đậm nét của tiểu thuyết phương Tây hiện diện trong Truyện thầy Lazarô Phiền về các phương diện: kết cấu, cách kết thúc, tính cách nhân vật [2]; Hoàng Dũng đặt tác phẩm “Trong sự đối sánh với những tác phẩm trước và sau nó” trong tiến trình văn học Việt Nam để khẳng định “Những đóng góp của tác phẩm trên về kĩ thuật viết văn hư cấu” [3] Những nhận định này là đúng đắn và có cơ sở nhưng đều giống nhau ở một điểm - đó là các tác giả mới chỉ quan tâm khảo sát đối tượng ở cấp độ văn học. Nếu nhìn từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi cho rằng Truyện thầy Lazarô Phiền còn là tác phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam đã xuất hiện môtíp: con người cá nhân với sự tự vấn lương tâm - một quan niệm mới về con người có xuất xứ từ phương Tây. 2. Khác với xã hội phương Đông chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo, xã hội phương Tây lại chịu ảnh hưởng khá sâu sắc tư tưởng của đạo Thiên chúa giáo. Trên tinh thần Cơ đốc giáo, bản chất con người được quan niệm là xấu xa, mang tội tổ tông, cần được cứu rỗi và rửa tội nơi chúa Jesus. Vì thế, theo quan niệm của phương Tây: con người thường bị day dứt vì nỗi lo lắng nội tâm và xung đột tâm lý là bản chất của sự tồn tại. Trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX, chúng ta cũng dễ nhận thấy quan niệm về con người như thế trong tác phẩm .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.