Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn từ “không phải chỉ như là những cơ sở đầu tiên của tác phẩm văn học, mà còn như là những hiện tượng của phong cách” [4]. Với tư cách là một hiện tượng của phong cách, ngôn từ nghệ thuật thực hiện một chức năng phức tạp, tham gia tạo nên sắc thái nghệ thuật riêng cho mỗi nhà văn. | 51(3): 3 - 7 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 3 - 2009 NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT THỜI KỲ ĐỔI MỚI Mai Thị Nhung (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) 1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn từ “không phải chỉ như là những cơ sở đầu tiên của tác phẩm văn học, mà còn như là những hiện tượng của phong cách” [4]. Với tư cách là một hiện tượng của phong cách, ngôn từ nghệ thuật thực hiện một chức năng phức tạp, tham gia tạo nên sắc thái nghệ thuật riêng cho mỗi nhà văn. Như vậy, ngôn từ nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó không chỉ là yếu tố “vật chất” duy nhất của tác phẩm văn học, mà còn là yếu tố khẳng định phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Qua ngôn từ nghệ thuật, nhà văn thể hiện tư tưởng và quan điểm nghệ thuật của mình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu ngôn từ trong tác phẩm văn học có ý nghĩa đặc biệt. Lâu nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới. Từ những bài báo đăng trên các tạp chí trung ương và địa phương đến những luận văn, luận án như Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới của Lê Thanh Hùng, Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới của Đỗ Phương Thảo, Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới của Dương Hồng Liên. Tuy vậy, việc đi sâu nghiên cứu nghệ thuật sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề này. Trên cơ sở khảo sát, phân tích nghệ thuật sử dụng thành ngữ, tục ngữ của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới chúng tôi tìm ra những nét sáng tạo riêng của nhà văn và khẳng định vai trò của thành ngữ, tục ngữ trong sáng tạo nghệ thuật. 2. Có thể nói, bước ngoặt quan trọng khẳng định sự chuyển hướng về tư tưởng nghệ thuật của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới là nhà văn đã có quan niệm nghệ thuật mới về con người và hiện thực cuộc sống. Trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, Ma Văn Kháng đã hướng