Phong Lê khẳng định vai trò quan trọng của tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh với tư cách " Người giải quyết những so le lịch sử"

Trong số những nhà nghiên cứu, phê bình đó có một số người đã dành gần trọn cuộc đời nghiên cứu của mình để tìm hiểu, khám phá những giá trị cao cả trong những trang thơ văn của Bác với một niềm say mê, yêu mến và đầy kính trọng. Đó là những nhà nghiên cứu như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phong Lê. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(44) Tập 2/N¨m 2007 Phong Lª kh¼ng ®Þnh vai trß quan träng cña t¸c gia NguyÔn ¸i Quèc – Hå ChÝ Minh víi t− c¸ch “ng−êi gi¶i quyÕt nh÷ng so le lÞch sö” Trần Thị Việt Trung (ĐH Thái Nguyên) Trần Thị Bắc Yến (Trường THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên) Như chúng ta đã biết: trong lĩnh vực sáng tác văn học - Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại. Sự nghiệp thơ văn đặc biệt của Người luôn là một đề tài hấp dẫn thu hút sự quan tâm sâu sắc của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình Việt Nam và nước ngoài. Trong số những nhà nghiên cứu, phê bình đó có một số người đã dành gần trọn cuộc đời nghiên cứu của mình để tìm hiểu, khám phá những giá trị cao cả trong những trang thơ văn của Bác với một niềm say mê, yêu mến và đầy kính trọng. Đó là những nhà nghiên cứu như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phong Lê. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến nhà nghiên cứu phê bình Phong Lê - một người đã có cả một quá trình 30 năm tìm hiểu, nghiên cứu về thơ văn của Bác - người đã phát hiện ra một giá trị mới trong sự nghiệp sáng tác của Bác Hồ: đó là việc khẳng định vai trò người “giải quyết những so le lịch sử” của tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối với nền văn học nước nhà nói riêng, đối với lịch sử dân tộc nói chung thời kỳ đầu thế kỷ XX. “Những so le lịch sử” là một “khái niệm” mới của Phong Lê nhằm diễn đạt một cách khái quát một sự không đồng bộ, một sự “khập khiễng” đang tồn tại trong đời sống văn học cũng như trong đời sống chính trị, xã hội Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ XX này. Theo «ng, nh÷ng “so le lÞch sö” - chính là “sự xuất hiện và diễn biến một tình thế khủng hoảng lớn trong đời sống chính trị và đời sống văn học dân tộc những năm đầu thế kỷ XX.” [4, ]. Những khủng hoảng lớn trong đời sống chính trị lúc đó chất là sự khủng hoảng về đường lối cứu nước - mà nguyên nhân sâu sa là do sự trống thiếu về lý luận, về tri thức cách mạng của các bậc chí sỹ yêu nước đầu thế kỷ trước

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.