Trong bất kỳ một ngành kinh tế, một mô hình sản xuất nào cũng cần phải có một lực lượng lao động nhất định. Thông qua lao động và sự hưởng thụ các thành quả lao động, con người tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn về thể trạng, sức khoẻ, nhận thức về tự nhiên, về xã hội, tư tưởng, tình cảm, những mối quan hệ, về khả năng tác động vào tự nhiên và cả trình độ hưởng thụ sản phẩm lao động của con người. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008 SỰ GIÀ HOÁ DÂN SỐ VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Lê Tiến Dũng (ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Con người là chủ thể của xã hội, là động lực sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, đồng thời con người lại là đối tượng tiêu thụ những sản phNm của mình làm ra. Chính những hoạt động đó đã quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nói cách khác, con người vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng. Trong bất kỳ một ngành kinh tế, một mô hình sản xuất nào cũng cần phải có một lực lượng lao động nhất định. Thông qua lao động và sự hưởng thụ các thành quả lao động, con người tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn về thể trạng, sức khoẻ, nhận thức về tự nhiên, về xã hội, tư tưởng, tình cảm, những mối quan hệ, về khả năng tác động vào tự nhiên và cả trình độ hưởng thụ sản phNm lao động của con người. Đó chính là sự phát triển của xã hội. Do đó, trong xã hội hiện đại và phát triển, việc xây dựng mọi kế hoạch hàng năm, từng thời kỳ hoặc hoạch định những chính sách chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, về sản xuất, dịch vụ, mở rộng thị trường, chăm sóc đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, sức khoẻ., kể cả việc xây dựng và thực thi chính sách dân số phù hợp cho một cộng đồng người không thể không căn cứ vào những thông tin xác thực về quy mô, cơ cấu, đặc biệt là yếu tố về giới và tuổi của dân số hiện tại cũng như những thông tin dự báo “bức tranh” dân số trong tương lai. Trong dân số học, cơ cấu dân số của quốc gia hay lãnh thổ là một trong những đối tượng nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn. Cơ cấu dân số là sự xác định thành các bộ phận dân số khác nhau của một dân số theo những đặc trưng nhất định. Ví dụ phân chia thành các bộ phận dân số theo giới ta sẽ có cơ cấu giới tính của dân số, hoặc phân chia theo tiêu chí độ tuổi sẽ có cơ cấu dân số theo độ tuổi, tương tự như vậy còn có cơ cấu dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, .