Thí nghiệm được tiến hành trên giống vải Hùng Long 7 năm tuổi được nhân giống bằng phương pháp ghép trồng tại Trung tâm thực hành thực nghiệm trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên. Các biện pháp kỹ thuật như: bón phân, phòng trừ cỏ dại được tiến hành đồng đều trên vườn thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2007. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ KHOANH VỎ ĐẾN TỶ LỆ C/N, KHẢ NĂNG RA HOA VÀ CHO NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG VẢI CHÍN SỚM HÙNG LONG TẠI THÁI NGUYÊN Vũ Thị Thanh Thủy - Vũ Thị Nguyên - Ngô Xuân Bình - Nguyễn Thế Huấn (Trường ĐH Nông lâm - ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có tọa độ địa lý từ 21021, Bắc, 105026, đến 106016, kinh Đông, Thái Nguyên là một trong những khu vực có điều kiện tự nhiên và sinh thái thích hợp với sự phát triển của cây vải. Giống vải Hùng Long là giống vải chín sớm đã được công nhận giống quốc gia đang được trồng tại Thái Nguyên, tuy nhiên giống vải Hùng Long có đặc điểm ra hoa không ổn định do xuất hiện lộc dinh dưỡng vào vụ đông. Nguyên nhân xuất hiện lộc đông của cây vải nói chung có thể do sự mất cân đối về hàm lượng C/N trong cây hoặc do thời tiết, các biện pháp kỹ thuật nhằm thay đổi tỷ lệ hàm lượng C/N trên cây giúp cho cây có khả năng ra hoa ổn định như cắt tỉa, khoanh cành đã được áp dụng đối với nhiều giống cây ăn quả, tuy nhiên những nghiên cứu về thời vụ khoanh vỏ cũng như ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật này trong việc thay đổi hàm lượng C/N đối với cây vải chưa được nghiên cứu. Phạm vi của bài báo này viết về ảnh hưởng của các thời vụ khoanh vỏ đến tỷ lệ C/N, khả năng ra hoa cũng như năng suất của giống vải Hùng Long tại Thái Nguyên. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành trên giống vải Hùng Long 7 năm tuổi được nhân giống bằng phương pháp ghép trồng tại Trung tâm thực hành thực nghiệm trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên. Các biện pháp kỹ thuật như: bón phân, phòng trừ cỏ dại được tiến hành đồng đều trên vườn thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2007. Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm gồm 4 công thức, 5 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 1 cây. Công thức 1: không khoanh (đối chứng), công thức 2: khoanh vỏ vào 1/11/2006, công thức 3: khoanh vỏ vào ngày 15/11/2006, công thức 4: khoanh vỏ vào