Các thành phần hữu cơ này có khả năng biến đổi để tạo ra các tâm hấp phụ để hấp phụ các cation kim loại nặng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng bã mía ứng dụng vào xử lí môi trường còn ít được quan tâm. Để góp phần vào việc tìm kiếm các vật liệu hấp phụ sẵn có, rẻ tiền cho việc xử lí môi trường, trong công trình này chúng tôi nghiên cứu khả năng hấp phụ của vật liệu hấp phụ (VLHP) chế tạo từ bã mía đối với ion Ni2+ và thử sử dụng VLHP này để xử lí một mẫu nước thải có chứa ion Ni2+ . | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION Ni2+ TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRÊN VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ BÃ MÍA VÀ ỨNG DỤNG VÀO XỬ LÍ MÔI TRƯỜNG Hoàng Ngọc Hiền, Lê Hữu Thiềng (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) 1. Mở đầu Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp, các khu chế xuất đã dẫn tới sự tăng nhanh hàm lượng các ion kim loại nặng trong các nguồn nước thải. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp tách loại các ion kim loại trong môi trường nước. Trong đó, việc tận dụng các phụ phNm nông nghiệp làm vật liệu để hấp phụ các ion kim loại nặng đang được nhiều người quan tâm[1],[2]. Nước ta là một nước nông nghiệp, do vậy nguồn phụ phNm nông nghiệp khá lớn. Một trong những phụ phNm nông nghiệp có số lượng lớn là bã mía. Cùng với sự phát triển mạnh của ngành mía đường, hàng năm các nhà máy đường thải ra một lượng lớn bã mía. Bã mía chiếm khoảng 26,8-32% lượng mía ép, bã mía khô chứa khoảng 34,5% xenlulozơ, 24% hemixenlulozơ, và 22-25% lignin [3]. Các thành phần hữu cơ này có khả năng biến đổi để tạo ra các tâm hấp phụ để hấp phụ các cation kim loại nặng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng bã mía ứng dụng vào xử lí môi trường còn ít được quan tâm. Để góp phần vào việc tìm kiếm các vật liệu hấp phụ sẵn có, rẻ tiền cho việc xử lí môi trường, trong công trình này chúng tôi nghiên cứu khả năng hấp phụ của vật liệu hấp phụ (VLHP) chế tạo từ bã mía đối với ion Ni2+ và thử sử dụng VLHP này để xử lí một mẫu nước thải có chứa ion Ni2+. nghiệm . Dụng cụ hoá chất - Các hoá chất được sử dụng để nghiên cứu có độ tinh khiết PA. - Nồng độ ion Ni2+ được xác định bằng phương pháp đo quang với thuốc thử đimetylglyoxim và được đo trên máy UV 1700 Phamaspec (Shimadzu - Nhật Bản). - pH của dung dịch được xác định bằng máy đo pH 900 Precisa (Thuỵ Sĩ). - Máy lắc, máy nghiền bi, tủ sấy; các loại pipet, buret, bình tam giác, tạo vật liệu hấp phụ Bã mía được xử lí sơ bộ bằng cách ngâm trong nước cất .