Ruộng đất là vấn đề cơ bản của bất cứ một xã hội phong kiến nào, bởi dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu tình hình ruộng đất của một địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết căn bản và toàn diện về kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân cũng như lí giải được nhiều vấn đề liên quan mà việc nghiên cứu về giai đoạn lịch sử đó, địa phương đó đặt ra. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008 XÃ TRƯỜNG DƯƠNG HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN QUA TƯ LIỆU ĐNA BẠ MINH MẠNG 21 (1840) Lê Thị Thu Hương (Trường ĐH Sư phạm- ĐH Thái Nguyên) Ruộng đất là vấn đề cơ bản của bất cứ một xã hội phong kiến nào, bởi dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu tình hình ruộng đất của một địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết căn bản và toàn diện về kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân cũng như lí giải được nhiều vấn đề liên quan mà việc nghiên cứu về giai đoạn lịch sử đó, địa phương đó đặt ra. Phú Bình là một huyện trung du ở phía đông nam của tỉnh Thái Nguyên. Bài viết này nhằm khôi phục bức tranh toàn cảnh về tình hình ruộng đất xã Trường Dương huyện Phú Bình nửa đầu thế kỉ XIX, chúng tôi sử dụng tư liệu địa bạ có niên đại Minh Mạng 21 (1840) - đây là tư liệu gốc, được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội). Nghiên cứu tư liệu địa bạ, chúng tôi thấy tình hình ruộng đất ở xã Trường Dương nửa đầu thế kỉ XIX có các đặc điểm chính sau: 1. Những số liệu tổng quát và đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất ở xã Trường Dương Bảng 1: Tổng diện tích các loại ruộng đất [1] STT 1 Loại ruộng Thực trưng - Tư điền - Thổ trạch viên trì Tổng cộng Diện tích (.) . . . Tỷ lệ (%) 100 97,8 2,2 100 Số liệu trên cho thấy phần thực trưng chiếm 100%, trong đó tư điền chiếm tới 97,8 %, còn lại là thổ trạch viên trì (2,2%), đặc biệt không có lưu hoang. Đây là điểm khác biệt của ruộng đất xã Trường Dương so với một số xã ở các huyện miền núi, những nơi này vào nửa đầu thế kỉ XIX, tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang khá nặng nề, có lẽ do chiến tranh kéo dài ở các thế kỉ trước đó. Một đặc điểm đáng lưu ý trong thời kì này là sự phân bố ruộng đất của xã Trường Dương hầu như chỉ có tư điền, không thấy có công thổ. Do đó, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát phần sở hữu tư .