Khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương ( Glycine max ( L. ) Merrill ) địa phương của tỉnh Cao Bằng

Các giống đậu tương ở nước ta hiện nay rất đa dạng phong phú, có nguồn gốc từ nhiều vùng trong nước và trên thế giới bao gồm các giống đậu tương nhập nội, giống lai tạo, giống đậu tương đột biến và tập đoàn đậu tương địa phương. Các giống đậu tương địa phương thường có năng suất thấp hơn so với đậu tương nhập nội, nhưng lại có chất lượng hạt cao và khả năng chống chịu tốt với điệu kiện ngoại cảnh bất lợi. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007 Khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương [Glycine max (L.) Merrill] địa phương của tỉnh Cao Bằng Chu Hoàng Mậu - Hà Tiến Sỹ (ĐH Thái Nguyên) I. Mở đầu Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là loại cây trồng thuộc họ đậu, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế và dinh dưỡng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo độ phì và sử dụng lâu bền nguồn tài nguyên đất. Trong những năm gần đây hạn hán xảy ra thường xuyên đã tác động xấu đến sự sinh trưởng, phát triển, làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng trong đó có đậu tương [7]. Chính vì vậy chọn giống chịu hạn và nâng cao tính chịu hạn của cây trồng là vấn đề cần thiết. Các giống đậu tương ở nước ta hiện nay rất đa dạng phong phú, có nguồn gốc từ nhiều vùng trong nước và trên thế giới bao gồm các giống đậu tương nhập nội, giống lai tạo, giống đậu tương đột biến và tập đoàn đậu tương địa phương. Các giống đậu tương địa phương thường có năng suất thấp hơn so với đậu tương nhập nội, nhưng lại có chất lượng hạt cao và khả năng chống chịu tốt với điệu kiện ngoại cảnh bất lợi. Chu Hoàng Mậu (2001) sử dụng tia gamma và hóa chất gây đột biến đã tạo được dòng đậu tương chịu hạn ML61 từ giống đậu tương Lạng Sơn [6] và gen chaperonin liên quan đến tính chịu nóng hạn cũng đã được phân lập từ dòng đột biến này [9], [10]. Nguyễn Thu Hiền và cs (2005) đã đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương địa phương của miền núi Tây Bắc Việt Nam và nhân gen dehydrin từ các giống đậu tương này [5]. Theo hướng khai thác những đặc tính ưu việt của giống đậu tương địa phương chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương địa phương của tỉnh Cao Bằng. II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu - Vật liệu: Sử dụng 6 giống đậu tương địa phương của tỉnh Cao Bằng làm vật liệu nghiên cứu, đó là: Cao Bằng 4 (CB4), Xanh Hạ Lang (XHL), Quảng Hoà (QH), Vàng Cao Bằng (VCB), Trà Lĩnh (TL), Đông Khê (ĐK), giống đậu tương DT84 làm đối chứng. - Phương pháp: Xác .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.