Tiểu luận Triết học số 19 - Tín dụng: Cơ sở lí luận và thực tiễn ở Việt Nam

Tiểu luận cung cấp cho người học các kiến thức: Tiểu luận triết học, triết học Mac Lenin, cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, phân tích tình hình tín dụng, hệ thống hoá cơ sở lí luận, cơ sở lí luận về tín dụng,. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. chi tiết nội dung tài liệu. | Hoạt động tín dụng có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế. Vì vậy việc mở rộng và phát triển tín dụng là tất yếu khách quan. để tạo nguồn vốnphục vụ đầu tư phát triển,công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần tiếp tục hoàn chỉnh đưa vào hoạt động các thị trường tiền tệ (như thị trường liên ngân hàng; thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc); và cùng với các ngành đưa vào hoạt động thị trường chứng khoán trong thập kỷ này. Thực hiện chính sách huy động vốn và cho vay vốn tích cực, mạnh mẽ vừa đảm bảo về khối lượng vừa chú trọng hiệu quả chất lượng sử dụng vốn đảm bảo khả năng hoàn trả. Về việc huy động vốn, trước hết, cần khẳng định rằng trong điều kiện thu nhập bình quân theo đầu người còn thấp như hiện nay, khả năng tiết kiệm của nhân dân nhìn chung hạn hẹp. Bằng các hình thức huy động tiết kiệm phong phú với lãi suất khá cao hiện nay, hệ thống ngân hàng đã thu hút được phần lớn tiền nhàn rỗi trong dân cư ( tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đã chiếm tới 65% tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế). Để nền kinh tế có tăng trưởng cao, tín dụng ngân hàng cần được mở rộng đáp ứng các nhu cầu vay vốn có hiệu quả với phương châm không để các dự án đầu tư có hiệu quả cao bị thiếu vốn. Cơ cấu tín dụng cần tiếp tục chuyển dịch có lợi cho đầu tư phát triển, tăng cường cho vay trung và dài hạn. Không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỉ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi xuống mức lành mạnh theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng vòng quay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của xã hội. Tiếp tục mở rộng đối tượng cho vay đến cả các thành phần kinh tế, chú ý thích đáng việc cho vay đối với nông dân và các đối tượng chính sách, mở rộng các hoạt động dịch vụ và phục vụ của hệ thống ngân hàng thương mại, góp phần khuyến khích phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng, địa phương.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.