Cả thế giới đang phải chao đảo gánh chịu hậu quả của cơn bão khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng đem tới thách thức và cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ . Nhưng thực chất, khủng hoảng tài chính là gì? I. Khủng hoảng tài chính là gì? Khủng hoảng tài chính, nói một cách đơn giản, là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính, dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính. II. Các loại khủng hoảng tài chính 1. Khủng hoảng ngân. | Tìm hiểu về Khủng hoảng Tài chính Cả thế giới đang phải chao đảo gánh chịu hậu quả của cơn bão khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng đem tới thách thức và cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ . Nhưng thực chất khủng hoảng tài chính là gì I. Khủng hoảng tài chính là gì Khủng hoảng tài chính nói một cách đơn giản là sự mất khả năng thanh khoản của các tập đoàn tài chính dẫn tới sự sụp đổ và phá sản dây chuyền trong hệ thống tài chính. II. Các loại khủng hoảng tài chính 1. Khủng hoảng ngân hàng Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoàn nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình trừ phi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi. Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng tài chính. 2. Khủng hoảng trên thị trường tài chính Khủng hoảng trên thị trường tài chính thường xảy ra do hai nguyên nhân chính do các chính sách của Nhà nước và do sự tồn tại của các bong bóng đầu cơ. Yếu tố đầu tiên phải nói đến đó chính là các chính sách của Nhà nước. Khi nhà nước phát hành tiền nhằm trang trải cho các khoản thâm hụt ngân sách điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ giá cố định. Người dân sẽ mất lòng tin vào bản tệ và chuyển sang tích trữ bằng các loại ngoại tệ. Khi đó dự trữ ngoại tệ của Nhà nước sẽ cạn dần Nhà nước buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và tỷ giá sẽ tăng. Thêm vào đó trên thị trường lại luôn tồn tại những bong bóng đầu cơ ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ. Khi hầu hết những người tham gia thị trường đểu đổ xô đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thị trường tài chính chẳng hạn như cổ phiếu nhưng không nhằm .