Trao duyên là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời mười lăm năm lưu lạc đầy đau khổ của Thuý Kiều, khắc họa sắc nét bi kịch tình yêu tan vỡ của tác phẩm, đặc biệt bộc lộ biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du. | Thông qua đoạn trích “Trao duyên”, ta dường như đã chứng kiến được lúc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân. Cái xã hội phong kiến đen tối kia đã khiến nàng phải đặt chữ tình chữ hiếu lên bàn cân và rồi bắt chính mình phải lựa chọn. Nhưng vốn dĩ chữ tình chữ hiếu không thể đặt lên mà so sánh. Qua đây phần nào phản ánh được số phận trôi nổi của thân phận người phụ nữ khi xưa. Tác phẩm cho thấy bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật đã đạt đến trình độ thượng thừacủa Nguyễn Du, từng tâm lý nhân vật đều được bộc lộ một cách chân thực , sinh động qua những từ ngữ chọn lọc đầy cô đọng và hàm súc. Bằng ngòi bút của mình, việc miêu tả tâm lý nhân vật Kiều trong hoàn cảnh trao duyên như là một quá trình tự ý thức về bi kịch tình yêu tan vỡ, chia li của mình, rồi tự bộc lộ, phơi bày tâm tư, tình cảm và khát vọng sâu trong lòng. Vì vậy người đọc có cảm giác được chứng kiến toàn bộ sự việc trao duyên Du quả là một vị đại thi hào của dân tộc và xứng đáng được lưu danh vào dòng chảy văn học Việt Nam mãi mãi. Ta cần khuyến khích nhiều bạn trẻ đọc đoạn trích này nói riêng hay tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung để làm giàu thêm vốn văn chương cũng như rèn giũa đạo đức của bản thân.