Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung

Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung tổng hợp kiến thức môn học, nắm vững các phần bài học trọng tâm giúp ôn tập nhanh và dễ dàng hơn. ! | TRƯỜNG THCS & THPT TÀ NUNG TỔ NGỮ VĂN - QUỐC PHÒNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 10 (Ban Cơ bản) Năm học: 2014 - 2015 I. ĐỌC – HIỂU: - Nhận biết và phân biệt được các thể loại của văn bản văn học. - Nhận biết và phân tích, làm rõ được ý nghĩa của những biện pháp nghệ thuật trong các văn bản văn học. - Nắm những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt( 4 yêu cầu sử dụng tiếng Việt theo chuẩn KT – KN, ở mỗi yêu cầu học sinh cho ví dụ cụ thể, lấy ví dụ ngoài SGK). - Thực hành phép điệp, phép đối( Nắm được khái niệm và phân biệt được phép điệp, phép đối). - Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật( Nắm 3 đặc trưng cơ bản của PCNNNT, biết phân tích, làm rõ những đặc trưng ấy qua những văn bản văn học cụ thể). II. LÀM VĂN: - Nắm vững thao tác, kĩ năng viết bài văn nghị luận về một văn bản thơ. Từ đó, HS khái quát, liên hệ với thực tế đời sống. - Chú ý các văn bản sau: 1. “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Nỗi cô đơn buồn tủi, sự bất hạnh của người chinh phụ) -> liên hệ với hình ảnh người phụ nữ hiện đại; với vẻ đẹp đáng trân trọng trong phẩm hạnh của họ. 2. “Trao duyên” (Thấy được vẻ đẹp phẩm chất của Thúy Kiều qua đoạn trích) -> liên hệ với quyền tự do hôn nhân của người phụ nữ hiện đại ngày nay. 3. “Nỗi thương mình” (Tiếng lòng tự thương cảm cho chính thân phận bất hạnh của Thúy Kiều)-> liên hệ với những bài ca dao than thân để toát lên phẩm chất của người phụ nữ. 4. “Chí khí anh hùng” (Vẻ đẹp về ý chí, khí chất của người anh hùng Từ Hải) -> liên hệ với thế hệ thanh niên hiện nay. - Dàn ý: 3 phần * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, nội dung), tác phẩm ( xuất xứ - nếu có, trích dẫn đoạn thơ, bài thơ. Đánh giá chung về nét nghệ thuật đặc sắc và nội dung chung của bài thơ, đoạn thơ, nội dung nghị luận liên quan đến nhân vật. + Liên hệ với thực tế đời sống. * Thân bài: + Ý nghĩa nhan đề - nếu có. + Phân tích về biện pháp nghệ thuật làm nổi bật nội dung của từng dòng thơ trong đoạn thơ, bài thơ. + Phân tích nhân vật nghị luận trong văn bản văn học. + Viết đoạn văn liên hệ với thực tế đời sống. * Kết bài: Đánh giá chung nội dung chung của bài thơ, đoạn thơ. + Suy nghĩ bản thân về vấn đề nghị luận. ---HẾT---

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.