Dưới đây là đề cương ôn tập thi học sinh giỏi môn Đề cương ôn tập HK 2 môn Lịch sử lớp 6 giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: Lịch sử 6 Câu 1: Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế của nước ta trong thời Bắc thuộc? Câu 2: Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về xã hội, văn hóa của nước ta trong thời Bắc thuộc? Câu 3 : Trình bày diễn biến- kết quả- ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Câu 4: Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên điều gì? Câu 5: Thời kì nhà Lương, nhà Đường đô hộ, chúng đã đạt tên nước ta là gì? Câu 6: Quân Nam Hán tấn công nước ta bằng đường nào ? Câu 7: Ngô Quyền đã dựa vào hiện tượng thiên nhiên nào để đánh giặc ? GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1: Những chuyển biến về kinh tế của nước ta trong thời Bắc thuộc: - Nhà Hán giữ độc quyền về sắt. - Nông nghiệp phát triển : + Sử dụng phổ biến sức kéo trâu , bò. + Có đê phòng lụt. + Trồng lúa 2 vụ / năm , trồng nhiều cây. + Ăn quả , chăn nuôi. - Thủ công : rèn sắt , gốm , dệt vải phát triển. - Thương nghiệp : buôn bán trong và ngoài nước phát triển . Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương. Câu 2 Những chuyển biến về xã hội và văn hóa của nước ta trong thời Bắc thuộc: a. Xã hội: - Quan lại đô hộ. - Hào trưởng Việt- địa chủ Hán. - Nông dân công xã – nông dân lê thuộc. - Nô tì . b. Văn hóa: - Mở trường học dạy chữ Hán ở các quận. - Du nhập Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo với những luật lệ phong tục Hán vào nước ta. - Nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của dân tộc mình. Câu 3 : Diễn biến- kết quả- ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938: a. Diễn biến: - Cuối năm 938 , Lưu Hoằng Tháo chỉ huy thuỷ quân Nam Hán tiến vào nước ta. - Nước triều lên : quân ta dùng thuyền nhẹ nhử giặc vượt qua bãi cọc ngầm. - Nước triều rút : Ngô Quyền tổng tấn công . - Quân Nam Hán thua to . - Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng. - Vua Nam Hán phải thu quân. b. Kết quả: Quân ta chiến thắng. c. Ý nghĩa: - Chấm dứt hẳn thời kỳ nước ta bị phong kiến Trung Quốc đô hộ . - Mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc. Câu 4: Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã nói lên: - Lòng biết ơn, trân trọng công lao to lớn của Hai Bà, những người có công lớn giành lại độc lập cho dân tộc. - Thể hiện truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ta “ giặc đến nhà, đần bà cũng đánh”. Câu 5: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là rất chủ động và độc đáo vì: - Ngô Quyền đã chủ động chọn khúc sông Bạch Đằng và chuẩn bị cho một trận quyết chiến. - Ông đã huy động nhân dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ. Câu 5, 6, 7 học sinh tự làm.