Sau đây là Đề thi HK 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2014-2015 - THPT Hùng Vương - Mã đề 132 giúp các bạn học sinh tự đối chiếu, đánh giá sau khi thử sức mình với đề thi. Cùng tham khảo nhé. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG _ KỲ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2014 – 2015 Môn thi: HÓA HỌC 11. Thời gian làm bài: 45 phút (không kể giao đề). Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm): Câu 1: Nhận xét nào đúng? A. phenol là một rượu thơm B. phenol tham gia phản ứng thế với brom và nitro dễ hơn benzen C. dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ D. phenol tác dụng với dung dịch NaOH giải phóng khí hiđro Câu 2: Thuốc thử nào dùng để phân biệt axit fomic và axit axetic? A. dung dịch AgNO3/NH3 B. dung dịch NaOH C. dung dịch HCl D. quì tím Câu 3: Công thức cấu tạo: CH3 – CH(CH3) – CH2 – CH2 – CH3 có tên là gì? A. isobutan B. 2-metylpentan C. 1,1-đimetylbutan D. neopentan Câu 4: Phương trình hóa học nào chúng tỏ phenol có tính axit yếu hơn axit cacbonic? A. C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O B. 2C6H5OH + 2Na 2C6H5ONa + H2 C. C6H5ONa + CO2 + H2O C6H5OH + NaHCO3 D. C6H5OH + 3Br2 C6H2OHBr3 + 3HBr Câu 5: Cho các nhận xét sau: (1) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử (2) Anđehit cộng hiđro tạo ancol bậc I (3) Anđehit no đơn chức mạch hở có công thức tổng quát là CnH2nO (4) Anđehit là hợp chất lưỡng tính Những nhận xét nào đúng? A. (1), (2) B. (3), (4) C. (1), (3) D. (2), (3) Câu 6: Có bao nhiêu ankin có công thức phân tử C4H6 tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 7: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ bao nhiêu? A. 2% → 5% B. 10% → 12% C. 13% → 15% D. 6% → 9% Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X ở thể lỏng, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 2:1. Công thức phân tử của X là gì? A. C7H8 B. C2H2 C. C6H6 D. C4H4 Câu 9: Cho 9,2 gam ancol etylic tác dụng với Na dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V bằng bao nhiêu? A. 3,36 B. 4,48 C. 2,24 D. 1,12 Câu 10: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây? A. phản ứng cộng HX vào anken đối xứng B. phản ứng cộng HX vào anken bất đối xứng C. phản ứng cộng Br2 vào anken đối xứng D. phản ứng trùng hợp anken Câu 11: Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. CH2 = CH – CH = CH2 B. CH3 – CH = CH – CH3 C. CH2 = CH – CH3 D. CH3 – CH2 – CH3 Câu 12: Poli (isopren) là sản phẩm trùng hợp của monome nào? A. CH2 = C(CH3) – CH = CH2 B. CH2 = CH – CH = CH2 C. CH2 = CH – CH = CH – CH3 D. CH2 = C = CH – CH2 Câu 13: Cho 4,4 gam CH3CHO vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được bao nhiêu gam Ag? A. 2,16 B. 10,8 C. 1,08 D. 21,6 Câu 14: Phản ứng của benzen với chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa? A. HNO3 đặc/H2SO4 đặc B. HNO2 đặc/H2SO4 đặc C. HNO3 đặc/H2SO4 loãng D. HNO3 loãng/H2SO4 đặc Câu 15: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12? A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 16: Đun nóng hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp, thu được tối đa bao nhiêu ete? A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): a. Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện, nếu có) Metan axetilen vinylaxetilen butađien cao su buna. (1,0 điểm) b. Viết phương trình hóa học xảy ra khi cho axetilen lần lượt tác dụng với H2O, HCl (tỉ lệ 1:1), ghi rõ điều kiện phản ứng. (1,0 điểm) Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 3 dung dịch sau: phenol, benzen và stiren. Câu 3 (2,0 điểm): Cho 27,2 gam hỗn hợp A gồm ancol etylic và axit axetic tác dụng vừa đủ với Na, thu được 5,6 lít H2 (đktc). a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. (0,5 điểm) b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. (1,5 điểm) ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------- Trang 1/2 - Mã đề thi 132