Mục tiêu của bài viết là xác định mối liên quan giữa nồng độ Troponin T độ nhạy cao với mức độ suy tim, và một số thay đổi trên Xquang ngực và siêu âm tim. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 44 bệnh nhi có bệnh tim được chẩn đoán suy tim nhập viện tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. | TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2 NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ TROPONIN T ĐỘ NHẠY CAO TRONG SUY TIM Ở TRẺ EM Lương Văn Khánh, Phan Hùng Việt TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa nồng độ Troponin T độ nhạy cao với mức độ suy tim, và một số thay đổi trên Xquang ngực và siêu âm tim. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 44 bệnh nhi có bệnh tim được chẩn đoán suy tim nhập viện tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Thời gian nghiên cứu: 4/2012 – 4/2013. Kết quả: Nồng độ hs-Troponin T tăng cao ở 79,5% bệnh nhân có suy tim với trung vị là 30,2 pg/ml và tứ phân vị là 14,6 - 64,5. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ hs-Troponin T theo tuổi của bệnh nhân với p0,05. Kết luận: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự biến đổi của hs-Troponin T với mức độ nặng của suy tim và mức độ giãn buồng tim trên siêu âm tim. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là một biểu hiện bệnh lý thường gặp trong nhiều bệnh lý tim mạch ở trẻ em. Theo nghiên cứu của Macintyre (2000) về tần suất suy tim ở trẻ em Canada cho thấy khoảng 20% trong số trẻ em bị bệnh tim có biểu hiện suy tim, 90% suy tim xảy ra trong năm đầu tiên của bệnh [51]. Tại Việt Nam, chưa có con số thống kê chính xác về suy tim, tuy nhiên theo thống kê của Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1991-1996 có đến 50% bệnh nhi nhập viện có biểu hiện suy tim. Hiện nay trên thế giới hiện có rất nhiều đề tài nghiên cứu về Troponin T trong suy tim ở người lớn, cho thấy Troponin T tăng cao ở bệnh nhân suy tim và có liên quan đến mức độ nặng của suy tim cũng như tiến triển của suy tim. Việc định lượng Troponin T ở bệnh nhân suy tim sẽ giúp ích rất nhiều cho việc theo dõi và tiên lượng bệnh. Tuy nhiên, việc phát hiện Troponin T bằng phương pháp chuẩn thông thường chỉ phát hiện được Troponin T ở trong máu từ giới hạn ≥ 0,01 ng/ml. Hiện nay với phương pháp xác định Troponin T độ nhạy cao (hs-Troponin T) có độ nhạy cao gấp 26 10 lần so với phương pháp thông thường. Điều này đóng góp rất lớn trong chẩn .