Nội dung chính của bài viết là xác định các yếu tố lâm sàng liên quan tổn thương nội sọ trên trẻ chấn thương đầu nhẹ trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích, tiến cứu. | TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2 CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG LIÊN QUAN TỔN THƯƠNG NỘI SỌ TRÊN TRẺ CHẤN THƯƠNG ĐẦU NHẸ TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Nguyễn Huy Luân Đại học Y Dược TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định các yếu tố lâm sàng liên quan tổn thương nội sọ trên trẻ chấn thương đầu nhẹ trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích, tiến cứu. Kết quả: 357 ca chấn thương đầu. Tỷ lệ nam/nữ = 1,4/1 Lứa tuổi thường gặp nhất là 3-5 tuổi (35,3%). Đa số các trường hợp chấn thương ở tuyến tỉnh chuyển lên chiếm tỷ lệ 44,8%. Có 146 ca (40,9%) không được xử trí trước khi nhập viện. Nguyên nhân gây tai nạn thường gặp nhất là té ngã (49,6%) và tai nạn giao thông (45,4%). Xe máy là phương tiện gây tai nạn giao thông thường gặp nhất (77,2%). Tỷ lệ đội nón bảo hiểm rất thấp 12,5%. Trong nhóm té ngã lứa tuổi thường gặp nhất là dưới 6 tuổi, trong nhóm TNGT lứa tuổi thường gặp nhất là trên 6 tuổi. Các dấu hiệu lâm sàng có liên quan đến tổn thương nội sọ như: ói trên 6 giờ, số đợt ói, thay đổi hành vi, co giật, mất ý thức, quên sau chấn thương, nhức đầu, điểm Glasgow lúc nhập viện, tri giác xấu dần, dấu thần kinh định vị, kích động, tụ máu da đầu (p 5 phút Không đánh giá được Tổng cộng Không 5 phút χ2= 5,45 0,02 p 0,05). Trong nghiên cứu chúng tôi không có trường hợp nào bị suy hô hấp, sốc. Kết quả cho thấy sốt có 32 ca (9%) trong đó 10 ca có tổn thương não, tăng huyết áp có 6 ca (1,7%) trong đó 4 ca có tổn thương não. Không có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tổn thương não trên CT với sốt, tăng huyết áp sau chấn thương (p > 0,05). Mạch chậm có 2 ca (0,6%) và đều có tổn thương não, tuy nhiên không có liên quan có ý nghĩa thống kê với tổn thương não trên CT (p = 0,149). 4. BÀN LUẬN . Đặc điểm dịch tễ học . Giới tính: Tỷ lệ nam/nữ = 1,4/1. Trong hầu hết các nghiên cứu về chấn thương đầu ở trẻ em người ta đều thấy đa phần chấn thương thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu ở Mỹ là 2/1, tại Anh là 1,85/1, tại Đài Loan là 1,7/1, tại Bệnh viện Nhi Trung .