Đánh giá kết quả điều trị tắc tá tràng ở trẻ em

Nội dung chính của bài viết là khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, và đánh giá kết quả điều trị teo và hẹp tá tràng ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu cắt ngang các trường hợp teo và hẹp tá tràng được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2005-2013. | TẠP CHÍ NHI KHOA 2015, 8, 2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẮC TÁ TRÀNG Ở TRẺ EM Trần Thanh Trí, Lâm Thiên Kim Bệnh viện Nhi Đồng 2 TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, và đánh giá kết quả điều trị teo và hẹp tá tràng ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu cắt ngang các trường hợp teo và hẹp tá tràng được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2005-2013. Kết quả: Từ năm 2005 đến 2013, có 47 trường hợp được đưa vào lô nghiên cứu. Tuổi trung bình 66 ngày tuổi, sơ sinh chiếm 87,23%, có 26 nam và 21 nữ. Cân nặng từ 1160 g đến 12 kg. 14 bệnh nhi có chẩn đoán dựa vào siêu âm tiền sản. Dị tật đi kèm hay gặp nhất là tim mạch và hội chứng Down. Đa số bệnh nhi nhập viện vì ói và trong tình trạng suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, rối loạn điện giải. 55,3% có hình ảnh bóng đôi điển hình. Phương pháp mổ nối tá tá tràng bên bên, nối tá tá tràng kiểu kim cương, xén màng ngăn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian có lưu thông ruột trở lại, thời gian bắt đầu cho ăn tiêu hóa, thời gian cho ăn đường tiêu hóa hoàn toàn, thời gian điều trị sau mổ, thời gian nằm viện. 7 bệnh tử vong(14,9%), 100% nhóm sơ sinh, có đến 5 (71,42%) trường hợp có dị tật bẩm sinh kèm theo. Kết luận: Điều trị teo và hẹp tá tràng có kết quả tốt nhưng tỷ lệ tử vong còn cao phụ thuộc vào độ tuổi và dị tật kèm theo. Từ khóa: Teo tá tràng, trẻ em. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tắc tá tràng là một trong những bệnh tắc ruột bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, có tần xuất 1/10000 đến 1/40000 trẻ sinh sống và đứng đầu các trường hợp teo ruột. Nhờ những cải tiến trong gây mê, hồi sức, chẩn đoán tiền sản tỷ lệ sống sau phẫu thuật tăng. Trên thế giới, Lynn (1962) trong nghiên cứu hồi cứu 13 trường hợp có tỷ lệ tử vong 50%, Neil Nerwich (1992) 10%, Bailey (1993) 7% (5,8). Tại Việt Nam, Bệnh viện Việt Đức Nguyễn Văn Đức (1960-1974) ghi nhận tỷ lệ tử vong sau mổ 50%, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Lê Tấn Sơn (1995) báo cáo 38 trường hợp tắc tá tràng có nguyên nhân nội tại được điều trị nối tá tá tràng ghi nhận 22%,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.