Nghiên cứu xã hội học Nhật Bản - Lê Minh Tiến

Bài viết này điểm lại bối cảnh lịch sử của Nhật Bản sau thế chiến và sau đó là giới thiệu từng bước phát triển của nghiên cứu xã hội học của quốc gia này từ các chủ điểm nghiên cứu, các khuynh hướng lý thuyết, phương pháp cho đến các nghiên cứu thực nghiệm trong suốt ba mươi năm qua. . | Bài đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội, số 03/2008; tr. 73-77 NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC TẠI NHẬT BẢN Lê Minh Tiến (**) (lược thuật) Sự phát triển của ngành xã hội học tại bất cứ quốc gia nào cũng gắn liền với bối cảnh lịch sử của quốc gia đó, bởi mục tiêu của nghiên cứu xã hội học là xã hội, các hiện tượng xã hội và các cá nhân sống trong xã hội. Nền nghiên cứu xã hội học của Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ. Khi nhìn vào tiến trình phát triển của ngành khoa học này thì người ta nhận thấy nó chỉ phát triển một cách mạnh mẽ sau Thế chiến lần hai. Thật vậy sau khi kết thúc cuộc thế chiến này, nền kinh tế Nhật Bản đã có bước phát triển rất nhanh, nhất là trong những năm 1960, và kèm theo đó là ảnh hưởng các giá trị Tây phương đã có tác động rất lớn đến khuynh hướng phát triển của ngành khoa học này. Bài viết này sẽ khởi đi bằng cách điểm lại bối cảnh lịch sử của nước Nhật sau thế chiến và sau đó là giới thiệu từng bước phát triển của nghiên cứu xã hội học tại quốc gia này từ các chủ đề nghiên cứu, các khuynh hướng lý thuyết, phương pháp cho đến các nghiên cứu thực nghiệm trong suốt ba mươi năm qua. 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc vào năm 1945, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp hoàn toàn và dân chúng thì rơi vào tâm trạng hoang mang, mất phương hướng trong cuộc sống. Trong suốt sáu năm người Mỹ nắm quyền điều hành đất nước này sau đó, hệ sống dân chủ, các giá trị và ý thức hệ Tây phương đã được đưa vào trong hệ thống chính trị, giáo dục và các thiết chế xã hội khác của Nhật. Quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp và hàng loạt các quyền tự do dân sự khác như quyền được tham gia bầu cử bất kể giới tính đã được Bản Hiến Pháp mới năm 1947 bảo vệ. Công cuộc cải cách do người Mỹ tiến hành cũng đã làm suy yếu thiết chế gia đình nền tảng của Nhật Bản (gọi là Zaibatsu), đồng thời cũng cho phép công nhân được quyền thành lập các tổ chức của mình, nền kinh tế nông nghiệp cũng được tái cấu trúc lại thông qua chính sách tái phân phối ruộng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.