Bài báo này trình bày kết quả quan trắc chất lượng nước tại 10 hồ trong nội đô Hà Nội trong thời gian từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015. Dựa trên các kết quả quan trắc và dựa vào các phương pháp phân loại của Hakanson và cs và phương pháp của Carson, chúng tôi đã đưa ra mức độ phú dưỡng của các hồ quan trắc. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ 55 (1) (2017) 84-92 DOI: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÌ DƯỠNG CỦA MỘT SỐ HỒ NỘI THÀNH HÀ NỘI Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Vũ Duy An1, Lê Thị Phương Quỳnh1, Nguyễn Bích Thủy1, *, Lê Đức Nghĩa1, Dương Thị Thủy2, Hồ Tú Cường2 1 2 Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KHCNVN, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Viện Công nghệ Môi trường, Viện HLKHCNVN, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội * Email: nguyenbichthuy2000@ Đến Tòa soạn: 28/7/2016; Chấp nhận đăng: 26/10/2016 TÓM TẮT Hệ thống hồ ở Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng về giá trị tài nguyên như: điều hòa môi trường, giải trí, văn hóa và du lịch. Tuy nhiên, áp lực của quá trình đô thị hóa, hệ thống thu gom nước thải không hợp lí, khiến tải lượng chất gây ô nhiễm xả xuống hồ tăng nhanh, gây ô nhiễm nước hồ đô thị. Bài báo này trình bày kết quả quan trắc chất lượng nước tại 10 hồ trong nội đô Hà Nội trong thời gian từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015. Dựa trên các kết quả quan trắc và dựa vào các phương pháp phân loại của Hakanson và cs và phương pháp của Carson, chúng tôi đã đưa ra mức độ phú dưỡng của các hồ quan trắc. Kết quả cho thấy hầu hết các hồ đều bị phú dưỡng ở mức độ khác nhau, theo thứ tự giảm dần như sau: Ba Mẫu > Giảng Võ > Ngọc Khánh > Trúc Bạch > Thành Công > Hồ Tây > Thiền Quang > Bảy Mẫu > Hồ Gươm > Thủ Lệ . Từ khóa: tình trạng dinh dưỡng, chất lượng nước, mức độ dinh dưỡng, thành phố Hà Nội. 1. MỞ ĐẦU Hồ có mặt tại hầu hết các đô thị và đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và điều hòa nước và khí hậu, tạo cảnh quan, và là nơi vui chơi giải trí của cộng đồng. Hồ và hồ chứa có thể xếp loại theo mức độ phú dưỡng thành 4 nhóm: nghèo dinh dưỡng, dinh dưỡng trung bình, phú dưỡng và siêu phú dưỡng. Sự phân loại này có được từ các nghiên cứu và kiểm nghiệm nhiều về phú dưỡng ở các nước trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Deverlopment (OECD)) từ .