Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng nhiều di tích quốc gia đặc biệt. Nhưng đó có thể chỉ là sự suy tôn chủ quan của chúng ta với di sản của cha ông và coi đó là những di sản đại diện - cái thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhưng nếu trở thành di sản thế giới, tức là di sản văn hóa Việt Nam được tôn vinh ở tầm cao mới, thì sẽ được sự thừa nhận của quốc tế và được bảo hộ bởi các Công ước quốc tế. | 26 LUẬN BÀN VỀ DANH HIỆU DI SẢN VĂN HÓA VÀ THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI CỦA UNESCO PGS. TS. ĐẶNG VĂN BÀI* 1. Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới có phải là danh hiệu cao quý? Trước khi luận bàn sâu về bản chất của danh hiệu cao quý này, chúng ta cần đề cập tới khái niệm di sản văn hóa ở cả hai cấp độ: quốc gia và quốc tế. Thông thường ta vẫn hiểu, di sản là thứ tài sản được truyền lại hay được kế thừa từ quá khứ/từ các thế hệ tiền bối. Nhưng một khi có kèm theo hai chữ văn hóa, thì ít nhất đó phải là thứ tài sản có giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần. Ông Federico, nguyên Tổng Giám đốc UNESCO đã có một quan niệm rất minh triết về văn hóa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của môi trường cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua bao thế kỷ, nó phản ánh một hệ thống của giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, mà dựa trên cơ sở đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. Như thế có nghĩa là, với tư cách là những vật phẩm/sản phẩm văn hóa - biểu hiện cụ thể nhất, dễ nhận biết về bản sắc văn hóa dân tộc, di sản văn hóa tất yếu cũng phải hàm chứa một hệ thống các giá trị văn hóa. Các giá trị phổ quát cho mọi nền văn hóa là chân - thiện mỹ, tức là cái đúng, cái đẹp, cái tốt, cái có ích cho mọi người. Và, “giá trị là quan niệm về cái có ý nghĩa, được cộng đồng lựa chọn, cùng chia sẻ và tôn vinh. Đối với mỗi thành viên * Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam trong nhóm, giá trị là cái đáng ước ao, cần phải ao ước và khi đạt được sẽ bừng nở sự thăng hoa tinh thần”1. Đó cũng là lý do giải thích vì sao ngay tại Điều 1, Luật di sản văn hóa, nhà nước ta đã khẳng định: “Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, không phải tất cả các sản phẩm văn hóa đều trở thành di sản văn hóa, mà chỉ những sản phẩm văn hóa hàm chứa .