Bảo tàng “Hán - Nôm” - một phương thức bảo tồn di sản nho giáo Việt Nam

Bảo tàng “Hán - Nôm” là một thiết chế văn hóa loại bảo tàng chuyên ngành có tính đặc thù riêng. Do đó, cần thống nhất quan điểm nhận thức chung và cơ sở khoa học để trao đổi về một số vấn đề liên quan đến các hình thức hoạt động của nó. | S 2 (43) - 2013 - B o tšng BẢO TÀNG “HÁN - NÔM” MỘT PHƯƠNG THỨC BẢO TỒN DI SẢN NHO GIÁO VIỆT NAM PGS. TS. NG V N BÀI* 1. Nhận thức và quan điểm tiếp cận Bảo tàng “Hán - Nôm” là một thiết chế văn hóaloại bảo tàng chuyên ngành có tính đặc thù riêng. Do đó, cần thống nhất quan điểm nhận thức chung và cơ sở khoa học để trao đổi về một số vấn đề liên quan đến các hình thức hoạt động của nó. . Di sản Hán - Nôm/di sản ít nhiều gắn với Nho giáo Việt Nam là một thành tố trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Nhìn tổng quát, văn hóa của mỗi quốc gia bao giờ cũng có hai bộ phận cấu trúc quan trọng là: yếu tố văn hóa bản địa/nội sinh và yếu tố văn hóa ngoại sinh/tiếp thu ảnh hưởng từ nước ngoài. - Yếu tố văn hóa nội sinh/bản địa là những giá trị văn hóa tiêu biểu, được hun đúc, chọn lọc và kế thừa, trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác trong lãnh thổ một quốc gia dân tộc. - Yếu tố văn hóa ngoại sinh là những tinh hoa văn hóa của các nước láng giềng, các nước trong cùng khu vực địa lý - văn hóa và của nhân loại được lựa chọn, tiếp thu và hội nhập với văn hóa bản địa và được tiếp biến trong tiến trình lịch sử lâu dài, đã trở thành một bộ phận văn hóa không thể tách rời của quốc gia, dân tộc, góp phần làm nên sự đa dạng văn hóa của đất nước. Tương tự như vậy, Nho giáo Trung Hoa đã được hấp thụ, tiếp biến, đào luyện, thích nghi trong những điều kiện chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội của Việt Nam để trở thành Nho học Việt Nam - một thành tố văn hóa dân tộc. Có thể coi đây là cơ sở nhận thức khoa học * Phó Ch t ch H i Di s n văn hoá Vi t Nam quan trọng cho các hoạt động bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa Nho học Việt Nam nói chung và xây dựng bảo tàng Hán - Nôm nói riêng. Trong văn hóa dân tộc (khi xã hội có sự phân hóa rõ rệt), luôn có hai dòng chảy văn hóa: văn hóa dân gian và văn hóa bác học. - Văn hóa dân gian là yếu tố tạo nên bề dày lịch sử của văn hóa dân tộc (lối sống, nếp sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo., các khuôn mẫu văn hóa, chuẩn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.