Di sản để làm gì và một số câu chuyện quản lý di sản ở Việt Nam

Bài viết đi tìm kiếm chủ nhân thực sự của di sản, trong đó, lễ hội truyền thống được lấy làm ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đề cập đến một phần nhỏ trong những câu chuyện về di sản ở Việt Nam. | B•i Hoši S n: Di s n lšm g˜. 18 DI SẢN ĐỂ LÀM GÌ VÀ MỘT SỐ CÂU CHUYỆN QUẢN LÝ DI SẢN Ở VIỆT NAM TS. BÙI HOÀI S N* rước đây, tôi có viết bài “Di sản cho ai và câu chuyện về việc tổ chức lễ hội truyền thống ở Việt Nam”1. Bài viết đi tìm kiếm chủ nhân thực sự của di sản, trong đó, lễ hội truyền thống được lấy làm ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đề cập đến một phần nhỏ trong những câu chuyện về di sản ở Việt Nam. Một vế tiếp theo, không kém phần quan trọng, nằm ở câu hỏi: Di sản để làm gì? Không phải đợi đến lúc những tranh cãi xoay quanh vấn đề bảo tồn đàn Xã Tắc2, những ngôi nhà cổ ở làng Đường Lâm3 (Hà Nội) thì câu chuyện di sản để làm gì mới trở thành vấn đề gây tranh cãi giữa những người nghiên cứu, quản lý di sản với nhau và với các bên liên quan, mà vấn đề này đã tồn tại từ rất lâu và thực sự ít ai có thể đưa ra một câu trả lời thích đáng. Mỗi bên liên quan đều lấy những lý do được cho là hợp lý của mình để biện minh cho những giải pháp do mình đưa ra, vì thế, các xung đột “lợi ích” đã dẫn đến khác biệt trong nhận thức và giải pháp đối với di sản. Chúng tôi cho rằng, câu trả lời cho câu hỏi di sản để làm gì? Phần nào sẽ trở thành chiếc chìa khóa để giải quyết những xung đột và mâu thuẫn đó. Nhìn chung, phần nào chúng ta thường thừa nhận với nhau rằng, di sản có giá trị đối với một quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, di sản do đâu mà có và vai trò của nó đến đâu trong xã hội đương đại thì thường ít người suy nghĩ một cách thấu đáo để làm nền tảng cho những phân tích kỹ hơn về di sản. Với chúng ta, di sản được xem là những sản T * Phó Vi n tr ng Vi n Văn hóa Ngh thu t Vi t Nam phẩm của quá khứ. Tuy nhiên, phần nào chúng ta cũng đồng ý với nhau rằng, không phải sản phẩm nào trong quá khứ cũng được xem là di sản. Thông thường, chúng ta hiểu là di sản ít nhất phải qua một quá trình chọn lọc từ quá khứ, với 3 yếu tố then chốt là lịch sử, ký ức và báu vật, trong đó, lịch sử là sự ghi lại những khía cạnh được lựa chọn của quá khứ, ký ức là những lưu giữ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.