Gốm lò Quan ở Việt Nam được biết đến đầu tiên và sớm nhất là ở Thiên Trường (thành phố Nam Định ngày nay) thông qua những di vật, chủ yếu là loại đĩa men ngọc, nông lòng, trôn to, có ghi 4 chữ Hán “Thiên Trường phủ chế” bằng màu men rỉ sắt. | Ph m Qu c QuŽn: G m l’ Quan Vi t Nam GỐM LÒ QUAN Ở VIỆT NAM 20 TS. PH M QU C QUÂN ốm lò Quan ở Việt Nam đã được đề cập tới đây đó trên một số bài viết, thông qua những cuộc khai quật ở Hải Dương, Lam Kinh và Hoàng thành Thăng Long, chủ yếu là gốm trắng văn in thời Lê sơ1. Tuy nhiên, gốm lò Quan không chỉ có vậy, nó đã manh nha từ thời Trần, kéo dài đến tận thời Nguyễn, dẫu rằng, mô hình lò Quan như thế nào, khảo cổ học vẫn phải bó tay, cách tổ chức sản xuất và điều hành của triều đình đối với lò Quan ra sao, không có một dòng ghi chép nào của lịch sử thành văn, trong khi những ngành nghề thủ công khác của cung đình, ít nhiều còn thấy những thông tin. Với điều kiện và hoàn cảnh như trên, bằng tư liệu hiện vật có trong tay, tôi xin nêu ra quá trình phát triển của loại gốm đặc biệt này, để độc giả có thể hình dung được phần nào đó về đặc điểm, sự thăng trầm, mối quan hệ, sự tiếp biến, tầm ảnh hưởng. của gốm lò Quan qua các triều đại quân chủ Việt Nam trong lịch sử. 1. Gốm lò Quan ở Việt Nam được biết đến đầu tiên và sớm nhất là ở Thiên Trường (thành phố Nam Định ngày nay) thông qua những di vật, chủ yếu là loại đĩa men ngọc, nông lòng, trôn to, có ghi 4 chữ Hán “Thiên Trường phủ chế” bằng màu men rỉ sắt. Dấu tích lò không có, nhưng phế thải và chữ viết trên chế phẩm đã khẳng định Thiên Trường chí ít đã hình thành một trung tâm sản xuất gốm lò Quan. Đó cũng là sự gián tiếp phản ánh Thiên Trường là quê hương, là hành cung các triều đại vua nhà Trần, theo đó, mọi hoạt động ở đây không mấy thua kém Thăng Long, khiến cho triều đình đã xây dựng lò gốm để cung cấp cho hoàng cung Thăng G Long và hành cung Thiên Trường. Gốm Thiên Trường có nhiều tiêu bản mang phong cách gốm men ngọc thời Nguyên Trung Hoa, nhưng cũng tạo ra được những đặc trưng, khiến cho hai nhà nghiên cứu gốm sứ lừng danh John Stevenson và John Guy nhận ra rằng, những chiếc bát, âu có nắp, ấm quả dưa có múi và không múi., được trang trí hoa văn chìm hoa dây, lá dương xỉ đều là sản phẩm gốm lò Quan