Chùa “tiền phật hậu thánh” - Một dạng thức chùa đền thờ độc đáo của người Việt

Nhìn lại diễn trình phát triển của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Việt Nam, ta thấy từng tồn tại nhiều dạng chùa khác nhau, như chùa thờ thuần Phật, chùa thờ Phật kết hợp với một số vị thần như Tứ Pháp của người Việt, chùa vừa thờ Phật vừa thờ Mẫu và chùa phối thờ Phật với Thánh. Sự ra đời và phát triển của những dạng chùa này không chỉ đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, mà còn phản ánh những chuyển biến về tư tưởng của người dân và đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. | S 4 (45) - 2013 - Di s n v n h‚a v t th CHÙA “TIỀN PHẬT HẬU THÁNH” MỘT DẠNG THỨC CHÙA/ĐỀN THỜ ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI VIỆT TS. PH M TH THU H NG* hìn lại diễn trình phát triển của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Việt Nam, ta thấy từng tồn tại nhiều dạng chùa khác nhau, như chùa thờ thuần Phật, chùa thờ Phật kết hợp với một số vị thần như Tứ Pháp của người Việt, chùa vừa thờ Phật vừa thờ Mẫu và chùa phối thờ Phật với Thánh. Sự ra đời và phát triển của những dạng chùa này không chỉ đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, mà còn phản ánh những chuyển biến về tư tưởng của người dân và đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong những giai đoạn lịch sử cụ thể. Qua những ngôi chùa này cũng có thể thấy rõ tinh thần nhập thế, sự gắn bó với dân tộc và kết hợp chặt chẽ giữa “đạo” với “đời” của Phật giáo Việt Nam. Trong số những dạng chùa kể trên, có thể nói, kiến trúc kiểu “tiền Phật hậu Thánh” là một dạng/mô hình chùa riêng của người Việt. Xét trên nhiều góc độ, chùa “tiền Phật hậu Thánh” giống như một ngôi đền thờ thần linh trong tín ngưỡng dân gian của người Việt - nhiều hơn một ngôi chùa theo đúng nghĩa. Vì thế, mục đích của bài viết này là qua bố cục kiến trúc và tên gọi của một số công trình là làm rõ sự kết hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, chứng minh tính “đền” nhiều hơn tính “chùa”, để khẳng định về một nét đặc sắc của dạng thức kiến trúc Phật giáo này. Chùa “tiền Phật hậu Thánh” có nơi thờ Thánh, bao giờ cũng là một kiến trúc riêng biệt, thâm N * Đ i h c Văn hóa Hà N i nghiêm và không lộ diện. Đó là những thiền sư có thật trong lịch sử hoặc “được nghĩ là có thật”, được cho là đã từng tu hành và được coi là Tổ khai sáng của một ngôi chùa cụ thể. Ngôi chùa đó thường có những đặc điểm sau: - Được dựng lên với chức năng ban đầu là thờ Phật, sau đó phối thờ các vị Thánh tại những đơn nguyên kiến trúc được xây dựng sau khi chết. Tên gọi chung cho kiến trúc này là điện Thánh. - Điện Thánh được bài trí trang nghiêm, chỉ có tượng hoặc bài vị của một vị .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.