Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu đình Trân Tảo (xã Phú Thị) và đình Công Đình (xã Đình Xuyên) trong sự so sánh về niên đại khởi dựng, quy mô kiến trúc, trang trí kiến trúc với những ngôi đình thuộc Bắc Ninh để làm sáng tỏ những vấn đề trên. | B•i Th QuŽn: Hai ng“i ˜nh c‚ ni˚n i th i C nh Tr . 34 HAI NGÔI ĐÌNH CÓ NIÊN ĐẠI THỜI CẢNH TRỊ Ở GIA LÂM (HÀ NỘI) TRONG SỰ SO SÁNH VỚI CÁC NGÔI ĐÌNH Ở BẮC NINH BÙI TH QUÂN* rên mảnh đất Gia Lâm, Hà Nội không có những ngôi đình làng từ thế kỷ XVI trở về trước, nhưng còn khá nhiều đình được dựng từ thế kỷ XVII. Trong đó phải kể đến đình Xuân Dục (xã Yên Thường), đình Công Đình (xã Đình Xuyên), đình Trân Tảo (xã Phú Thị) và nhiều đình khác nữa. Những ngôi đình này có tính chất hệ thống, với trang trí kiến trúc độc đáo. Đặc biệt, chúng còn phản ánh khá rõ nét bước phát triển của đình làng xứ Bắc. Trong bài viết này, chúng tôi xin được giới thiệu đình Trân Tảo (xã Phú Thị) và đình Công Đình (xã Đình Xuyên) trong sự so sánh về niên đại khởi dựng, quy mô kiến trúc, trang trí kiến trúc với những ngôi đình thuộc Bắc Ninh để làm sáng tỏ những vấn đề trên. 1. Đình Công Đình Qua nghi môn dạng “tứ trụ lồng đèn” là một sân rộng, lát gạch Bát Tràng. Thực chất, sân rộng này được cải tạo cùng thời xây dựng nghi môn. Bằng vào hồi cố của các già làng: phía trước đình là một ao lớn đã bị lấp và sau này mở rộng tạo đường đi và khu chợ làng. Khởi đầu, ngôi đình được dựng theo kiểu chữ “Nhất”, mà niên đại chính xác còn ghi rõ trên 2 câu đầu gian giữa toà đại đình: “Tuế thứ Mậu Thân thập nhị nguyệt nhị thập lục nhật Dần thời thụ trụ thượng lượng đại cát hảo” (cất nóc giờ Dần ngày 26 tháng 12 năm Mậu Thân) và “Cảnh Trị lục niên thập nhị nguyệt nhị thập lục nhật.” (ngày 26 tháng 12 T * Phòng Văn hóa Thông tin qu n Long Biên năm Cảnh Trị thứ 6, tức năm 1668). Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đình được bổ sung toà phương đình phía trước và hậu cung. Về cơ bản, mặt bằng đình hiện nay có kết cấu hình chữ “Đinh”, cùng phương đình đã trở thành kiểu “trùng thiềm điệp ốc”. Đình quay hướng Nam, đây là hướng truyền thống của người Việt. Hướng này đã đề cao “ông vua tinh thần” của làng, như gợi ý rằng, “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” (Thánh quay về hướng Nam mà nghe lời tỏ bầy .