Hát Văn (hay còn gọi là hát Chầu văn) lâu nay đã được coi là sản phẩm đặc biệt của văn hóa tâm linh Việt. Mỗi khi nói đến hát Văn, dường như nhiều người coi đây là một loại/hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật khởi phát/gắn với tục thờ Mẫu, thông qua hoạt động hầu đồng của người Việt ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Quan niệm như vậy, thực ra là vô tình làm bó hẹp ngữ nghĩa nội hàm khái niệm, dễ có nguy cơ đồng nhất cội nguồn của nghệ thuật và nghi lễ hát Văn với sự ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu trong lịch sử văn hóa Việt. | S 4 (45) - 2013 - Di s n v n h‚a phi v t th NHÌN NHẬN NGỌN NGUỒN CỦA HÁT VĂN THỜ MẪU TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH VIỆT PGS. TS. BÙI QUANG THANH* Hát Văn (hay còn gọi là hát Chầu văn) lâu nay đã được coi là sản phẩm đặc biệt của văn hóa tâm linh Việt. Mỗi khi nói đến hát Văn, dường như nhiều người coi đây là một loại/hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật khởi phát/gắn với tục thờ Mẫu, thông qua hoạt động hầu đồng của người Việt ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Quan niệm như vậy, thực ra là vô tình làm bó hẹp ngữ nghĩa nội hàm khái niệm, dễ có nguy cơ đồng nhất cội nguồn của nghệ thuật và nghi lễ hát Văn với sự ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu trong lịch sử văn hóa Việt. Thực ra, trong đời sống tâm linh người Việt cổ, hát Văn (nhìn theo chặng sơ khai sáng tạo ban đầu) vốn đã là sinh hoạt diễn xướng dân gian, khởi thủy chủ yếu được lưu hành trong các nghi lễ thờ cúng tại không gian văn hóa tâm linh gắn với tín ngưỡng nguyên thủy, thờ các vị thần tự nhiên nhuốm màu huyền thoại (thần cây, thần đất, thần nước) mà đại diện thường là các nữ thần, sau được tôn lên thành các bà mẹ có sức mạnh tối linh, ngự trị trên các thềm/vùng đất cao thuộc trung du và miền núi (mẹ Trời, mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Rừng), để rồi tiếp biến với văn hóa bản địa mà trở thành các biểu tượng Mẫu sơ khai, mang danh Mẫu Thượng ngàn, Mẫu Thủy/Thoải, Mẫu Địa. Cùng với sự phát triển mở mang bờ cõi, sức sống của tín ngưỡng dân gian lan tỏa theo các thềm sông, tràn xuống đồng bằng. Tâm thức thờ Mẫu, từ đó - theo “dòng chảy” tự nhiên của văn hóa, được nhân lên mang dấu ấn lịch sử hóa, kéo theo các hình thức diễn xướng nghệ thuật ca hát dân gian là hát Chầu văn, quy tụ quanh * Vi n Văn hóa Ngh thu t qu c gia Vi t Nam các “thế lực” đủ sức giao tiếp với thần linh, đại diện là các ông đồng, bà đồng, tại các không gian thiêng thờ Mẫu, như đền, miếu, phủ, chùa ở hầu khắp các làng quê châu thổ Bắc Bộ, tạo dựng nên trục chính của tín ngưỡng dân gian Việt cổ, đủ sức đối trọng tâm linh với các tôn giáo, tín ngưỡng ngoại lai,