Bài viết đưa ra bốn khuyến nghị đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam, đó là: 1. Tăng cường cơ chế bảo vệ khẩn cấp các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một cao; 2. Khuyến khích và thúc đẩy cộng đồng trực tiếp tham gia quản lý di sản văn hóa phi vật thể; 3. Cân nhắc tác động và tính tổng thể của các di sản được công nhận; 4. Đẩy mạnh nâng cao nhận thức đúng về việc thực hiện Công ước 2003. | Nguy n c T ng - D ng B˝ch H nh: M t s khuy n ngh . 12 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TẠI VIỆT NAM THS. NGUY N C T NG - TS. D NG BÍCH H NH* Giới thiệu Là quốc gia thành viên thứ 22 tham gia Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO (Công ước 2003), Việt Nam đã và đang rất nỗ lực trong công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là về công tác xây dựng hệ thống văn bản pháp quy với Luật di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009. Dựa trên các điều khoản và hướng dẫn của UNESCO trong khuôn khổ Công ước 2003, Luật di sản văn hóa và phân tích một số trường hợp điển hình, bài viết đưa ra bốn khuyến nghị đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam, đó là: 1. Tăng cường cơ chế bảo vệ khẩn cấp các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một cao; 2. Khuyến khích và thúc đẩy cộng đồng trực tiếp tham gia quản lý di sản văn hóa phi vật thể; 3. Cân nhắc tác động và tính tổng thể của các di sản được công nhận; 4. Đẩy mạnh nâng cao nhận thức đúng về việc thực hiện Công ước 2003. 1. Tăng cường cơ chế bảo vệ khẩn cấp các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một cao Thực tế cho thấy, việc đưa các loại hình di sản văn hóa phi vật thể vào một danh sách thường dẫn đến khuynh hướng nhìn nhận rằng, những danh hiệu đi kèm các danh sách này chủ yếu để xác nhận giá trị di sản, vinh danh, quảng bá nâng cao hình ảnh của di sản mà chưa thấy được tầm quan trọng và nội hàm của chiến lược và các biện pháp bảo vệ di sản, hoặc trong một số trường hợp là việc khẩn cấp bảo vệ các loại hình di sản này. Điều 16 và 17 trong Công ước 2003 đưa ra quy định về hai “Danh * Văn phòng UNESCO tại Việt Nam sách Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của nhân loại” (Danh sách Đại diện) và “Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp” (Danh sách Bảo vệ khẩn cấp). Về bản chất, hai danh sách này có mục tiêu rất rõ ràng: Danh sách Bảo vệ khẩn cấp để triển khai kịp thời các biện .