Hàm Rồng, nơi hội tụ linh khí của đất trời, núi thì trùng điệp uốn lượn uyển chuyển, sông Mã hùng mạnh chảy qua, dấu vết của biển mặn mòi vẫn đọng lại đâu đó mà khi đi qua đây ai cũng cảm nhận thấy biển rất gần. Giữa cái bao la của “đồng bằng” sông Mã nổi lên một vùng đất với cảnh quan, sinh thái đa dạng, độc đáo và hiếm có. Những nơi có địa lý, cảnh quan như Hàm Rồng thường được xem là rất linh. | S 1 (46) - 2014 - Di s n v n hoŸ phi v t th HỘI XUÂN TRÊN VÙNG ĐẤT HÀM RỒNG NGUY N BÍCH TH C* àm Rồng, nơi hội tụ linh khí của đất trời, núi thì trùng điệp uốn lượn uyển chuyển, sông Mã hùng mạnh chảy qua, dấu vết của biển mặn mòi vẫn đọng lại đâu đó mà khi đi qua đây ai cũng cảm nhận thấy biển rất gần. Giữa cái bao la của “đồng bằng” sông Mã nổi lên một vùng đất với cảnh quan, sinh thái đa dạng, độc đáo và hiếm có. Những nơi có địa lý, cảnh quan như Hàm Rồng thường được xem là rất linh. Chẳng thế mà huyền thoại đã kể: Cao Biền người Trung Quốc đã từng muốn đem mả cha mẹ đến táng ở vùng này, rồi ngay cả người Việt - Tả Ao cũng có mong muốn ấy. Sang thế kỷ XIX, Long Hạm được chọn khắc vào Cửu Đỉnh của Huế. Xem ra, Hàm Rồng xứng là một danh thắng kỳ tú bậc nhất xứ Thanh. Không những thế, Hàm Rồng còn là vùng đất nằm ở vị trí trọng điểm của các con đường trung chuyển Đông - Tây; Bắc - Nam, dẫu đi ngược, về xuôi, vào Nam, ra Bắc đều phải qua Hàm Rồng. Ở vào vị trí ấy, Hàm Rồng có nhiều điều kiện tiếp nhận các luồng giao thoa, tiếp biến văn hóa, và trong lịch sử đây là vùng đất chứng kiến bao cảnh huy hoàng cũng như tang thương trong chiến tranh từ đầu Công nguyên, Bắc thuộc, Nam - Bắc triều, chống Pháp, chống Mỹ. Các giai đoạn lịch sử qua đi đã để lại nơi đây một hệ thống di sản văn hoá nhiều giá trị, trong khối di sản văn hoá ấy, lễ hội trong vùng được xem là điển hình và độc đáo nhất vùng. H * Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá Giống như nhiều vùng/miền khác trong cả nước, do đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp nên lễ hội truyền thống ở vùng Hàm Rồng diễn ra phổ biến vào những khoảng thời gian nông nhàn, như sau tết Nguyên đán khoảng tháng Giêng và tháng Hai hoặc vào tháng 7, tháng 8 mùa thu (xuân thu nhị kỳ). Nhưng lễ hội mùa xuân bao giờ cũng náo nức lòng người hơn cả. Mùa xuân ở Việt Nam là mùa đẹp nhất trong năm, mùa hoa lá đâm chồi nảy lộc, cây cối tốt tươi, tiết trời dần ấm áp, mùa của lòng người hướng về nguồn cội và nơi mọi người có thể .