Giao tiếp trong hoạt động du lịch Việt Nam từ sự kế thừa di sản ứng xử truyền thống

Ứng xử nằm trong triết lý sống của mỗi cộng đồng người, là quan niệm sống, quan niệm lý giải cuộc sống, được coi là một dạng thức di sản văn hóa phi vật thể đã được người Việt trao truyền qua nhiều thế hệ. | S 2 (47) - 2014 - Di s n v n hoŸ phi v t th GIAO TIẾP TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VIỆT NAM TỪ SỰ KẾ THỪA DI SẢN ỨNG XỬ TRUYỀN THỐNG TS. TR N THUÝ ANH* 1. Dẫn nhập: giao tiếp - kỹ thuật hay nghệ thuật Ứng xử nằm trong triết lý sống của mỗi cộng đồng người, là quan niệm sống, quan niệm lý giải cuộc sống, được coi là một dạng thức di sản văn hóa phi vật thể đã được người Việt trao truyền qua nhiều thế hệ. Chúng ta sinh ra để sống trong/cùng/với xã hội. Con người tương tác lẫn nhau để tự đáp ứng và thực hiện những nhu cầu cơ bản về vật chất và tinh thần của mình. Trong hệ thống các loại quan hệ tương tác ấy thì tối thiểu nhất là khả năng hợp tác cùng xây dựng xã hội. Một yêu cầu để thế giới tồn tại được là dựa trên sự hợp tác này. Để đảm bảo cho sự hợp tác khả dụng trong quá trình tạo dựng một thiết chế xã hội cân bằng và ổn định, có được sự hòa hợp và hiểu biết lẫn nhau giữa các cá thể thành viên thì ứng xử cần/nên/phải là một phương thức biểu kết nối mối quan hệ giữa con người với con người hiệu quả mà ở đó, sự soi chiếu từ quá khứ với những kinh nghiệm truyền thống là một sự tham vấn cần thiết. Ứng xử và giao tiếp giữa con người với con người không thể chỉ nhìn nhận trên tiêu chí chính xác, hoặc theo chuẩn cố định như là khoa học kỹ thuật. Bản thân chủ thể giao tiếp, tức con người, là một sinh vật xã hội, nên tự thân nó đã rất phức tạp và linh hoạt. Bởi vậy, giao tiếp tốt là giao tiếp có nghệ thuật, thực hiện linh hoạt các kỹ năng hướng tới chuẩn chứ không phải sự chính xác khô cứng. Nhiều người cho rằng, giao tiếp vụng về là nguyên nhân chủ yếu của tâm bệnh (bệnh từ nội tâm). Khi * Đ i h c Khoa h c xã h i và nhân văn giao tiếp vụng, giao tiếp dở, giao tiếp hỏng làm con người cô đơn giữa đám đông, không ai hoặc ít ai hiểu nổi tâm trạng và cảm xúc của mình, làm cho họ suy yếu về thể chất và trạng thái tâm lý. Richard Wright (1953) đã nói rằng: “Ước gì tôi có cách bắc một nhịp cầu giữa người và người. Con người là điều duy nhất mà chúng ta có”. (trong bài .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.