Dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích lịch sử-văn hóa đối với việc bảo tồn giá trị của các di tích này ở Hà Nội hiện nay

Nghiên cứu tiến hành điều tra xã hội học với 119 phiếu ở phủ Tây Hồ, 94 phiếu ở đền thờ Hai Bà Trưng và hỏi trực tiếp người đi lễ ở hai khu di tích này vào dịp lễ hội. Đây là phương pháp chủ yếu nhằm thu thập thông tin định lượng để phân tích trong bài viết. | Tr n Th Hi˚n: D lu n xž h i. 106 DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ TÍNH THIÊNG CỦA CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI TÍCH NÀY Ở HÀ NỘI HIỆN NAY (Nghiên cứu trường hợp phủ Tây Hồ và đền thờ Hai Bà Trưng) THS. TR N TH HIÊN* Từ khóa: Người đi lễ, dư luận xã hội, phủ Tây Hồ, đền thờ Hai Bà Trưng Key words: Festival goers, public opinion, Tây Hồ palace, Hai Bà Trưng temple à Nội là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng với những giá trị hết sức to lớn đối với người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Ẩn chứa trong mỗi di tích là ý nghĩa về văn hoá truyền thống, là cội nguồn lịch sử giáo dục cho thế hệ tương lai, có những di tích là điểm du lịch để thu hút du khách tới thăm, có di tích mang ý nghĩa văn hóa tâm linh, là chỗ dựa tinh thần cho con người trong cuộc sống. Việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá không những giữ gìn được những sản phẩm vật thể mà còn góp phần làm thăng hoa các di sản văn hoá phi vật thể trong di tích, qua đó, truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc được nuôi dưỡng, lưu truyền. Hiện nay, có nhiều di tích lịch sử - văn hoá bị lãng quên, không thu hút được sự quan tâm của người dân, những giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích đó dần bị mai một. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đến 2020", mục tiêu cơ bản hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo các di tích quốc gia theo hướng giữ gìn giá trị nguyên gốc. Để thực hiện mục tiêu này, Nhà nước sẽ tăng cường mở rộng quá trình xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, hướng đến huy động nguồn vốn thu được từ khai thác di tích, vốn do nhân dân và các tổ chức đóng góp. Trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá ở Hà Nội dư luận xã hội về tính thiêng của các di tích đã góp một phần H * Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam không nhỏ. Trong một số .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.