Ví - dặm Nghệ Tĩnh xưa và nay

Đi từ chỗ xác định thể loại và chức năng của âm nhạc dân gian: Ví và Dặm, tác giả đưa ra hai sự chuyển đổi của Ví - Dặm trong quá trình chuyển hóa xã hội, từ hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian trở thành công cụ động viên tinh thần chiến đấu, rồi tới sân khấu Ví - Dặm mang đầy tính chuyên nghiệp. | ng Hošnh Loan: V˝ - D m Ngh T nh x a vš nay 88 VÍ - DẶM NGHỆ TĨNH XƯA VÀ NAY NG HOÀNH LOAN TÓM TẮT Đi từ chỗ xác định thể loại và chức năng của âm nhạc dân gian: Ví và Dặm, tác giả đưa ra hai sự chuyển đổi của Ví - Dặm trong quá trình chuyển hóa xã hội, từ hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian trở thành công cụ động viên tinh thần chiến đấu, rồi tới sân khấu Ví - Dặm mang đầy tính chuyên nghiệp. Từ khóa: Ví; Dặm; Ví - Dặm; không gian Ví - Dặm. ABSTRACT Arisen from clarifying the types and functions of folk music of Ví and Dặm, the author puts forward two transformation of Ví and Dặm in the social transformation, as well as from a folk cultural activities to a tool to encourage soldiers, and its lastly Ví - Dặm professional theatre. Key words: Ví; Dặm; Ví and Dặm; Ví - Dặm space. í và Dặm* là hai hình thức âm nhạc dân gian có cấu trúc khác nhau. Ví là hình thức âm nhạc có nhịp điệu tự do (nhịp phách không cố định theo chu kỳ). Dặm là hình thức âm nhạc có nhịp điệu cố định theo chu kỳ thời gian. Ngày nay, hai hình thức dân ca này được gói gọn trong một từ Ví - Dặm để chỉ một hiện tượng văn hóa âm nhạc độc đáo của người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hiện tượng gọi gộp này có lẽ sinh ra từ thói quen hát Ví kèm hát Dặm và hát Dặm cũng thường kèm hát Ví trong sinh hoạt Ví - Dặm đương thời, còn trong sử nhạc dân gian, hai điệu dân ca này đã như một cặp bài trùng tạo nên văn hóa Ví - Dặm. Từ Dặm lâu nay được viết là Giặm. Các Từ điển Tiếng Việt đều định nghĩa: giặm là đan vào chỗ nan hỏng; thêm vào chỗ còn trống, còn thiếu; trồng cây con thế những cây chết trong một hàng cây. Vậy chẳng lẽ, điệu Dặm lại là điệu hát để giặm vào những câu hát còn trống câu, trống V đoạn hoặc để giặm vào những lúc hát xướng thiếu bài, thiếu điệu. Theo chúng tôi, có lẽ không hoàn toàn như vậy. Khi giải thích về từ giặm trong hát Giặm, PGS. Ninh Viết Giao viết: “Có người cho giặm là “điền vào”, “đệm vào” như giặm lúa, giặm ngô; có người cho rằng, giặm xuất phát từ tính phân đoạn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.