Về cơ bản, tranh được in từ các bản khắc gỗ, nhưng mỗi nơi lại có những kỹ thuật riêng tạo nên đặc trưng của mỗi trung tâm, mỗi làng nghề, như: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây cũ), Nam Hoành (Nghệ An), Sình (Huế) Hiện nay, các dòng tranh này đã và đang chịu những tác động, những thách thức không nhỏ về nguyên vật liệu, về tiêu thụ sản phẩm và lực lượng kế nghiệp. Chính vì vậy, cần có những chính sách, những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn được các di sản văn hóa này. | Trương Quốc B˜nh: KhŸi quŸt về tranh dŽn gian. 28 KHÁI QUÁT VỀ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM PGS. TS. TRươNG QUốC BÌNH* TÓM TẮT Về cơ bản, tranh được in từ các bản khắc gỗ, nhưng mỗi nơi lại có những kỹ thuật riêng tạo nên đặc trưng của mỗi trung tâm, mỗi làng nghề, như: Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây cũ), Nam Hoành (Nghệ An), Sình (Huế) Hiện nay, các dòng tranh này đã và đang chịu những tác động, những thách thức không nhỏ về nguyên vật liệu, về tiêu thụ sản phẩm và lực lượng kế nghiệp. Chính vì vậy, cần có những chính sách, những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn được các di sản văn hóa này. Từ khóa: tranh dân gian; ván in; bảo tồn làng nghề truyền thống. ABSTRACT Basically, paintings are printed from woodblock but they are different in every village such as Đông Hồ (Bắc Ninh province), Hàng Trống (Hanoi), Kim Hoàng (ex-Hà Tây province), Nam Hoành (Nghệ An province), Sình (Huế city) Today, these painting styles are suffering from many effects and challenges on materials, product consumption and craftmen. It is needed to have proper policies and solutions to safeguard this heritage. Key words: folk painting; woodblock; craft village preservation. 1- Sơ lược về quá trình phát triển tranh dân gian Việt Nam Trong kho tàng di sản văn hóa - nghệ thuật của dân tộc Việt Nam, tranh dân gian có vị trí rất quan trọng do tính chất lâu đời và phổ biến của nó. Về cơ bản, với thứ ngôn ngữ đặc thù của mình, tranh dân gian đã trở thành những tư liệu vật chất, cụ thể hoá những ý niệm triết học về vũ trụ quan, về nhân sinh quan và quan niệm về cái đẹp của nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp người, chủ yếu là nông dân và thị dân, ở mọi địa bàn miền xuôi cũng như miền núi. Tranh dân gian Việt Nam được phân thành hai loại cơ bản là tranh Thờ và tranh Tết. Tranh thờ phản ánh sinh động và đáp ứng những nhu cầu về đời sống tâm linh của các cộng đồng người thông qua các sinh hoạt thường nhật, như lễ tang, lễ cúng chay, lễ cấp sắc, phong sắc. theo nghi lễ truyền thống. *