Để hiểu rõ về loại hình diễn xướng dân gian hát Văn, cần phải làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng Đồng Cốt, như là một tiền đề khoa học có tính tất yếu, quan trọng. Theo đó, Tạp chí Di sản văn hóa sẽ lần lượt đăng một số bài nghiên cứu của . Kiều Thu Hoạch có liên quan đến tín ngưỡng Đồng Cốt/Vu Hích, Shaman giáo, là những loại hình tín ngưỡng cổ xưa của nhân loại có yếu tố lên đồng, liên quan tới tục thờ Mẫu của người Việt. Trong số này, Tạp chí Di sản văn hóa trân trọng giới thiệu bài “Tổng quan về Vu Hích và Shaman giáo” | E BKCIBK,) .I6KCdJ?KaB@JKD bbb 16 TỔNG QUAN VỀ VU HÍCH VÀ SHAMAN GIÁO ZOaeOafJG XfecXfc/4Mc Lời Tòa soạn: Để hiểu rõ về loại hình diễn xướng dân gian hát Văn, cần phải làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng Đồng Cốt, như là một tiền đề khoa học có tính tất yếu, quan trọng. Theo đó, Tạp chí Di sản văn hóa sẽ lần lượt đăng một số bài nghiên cứu của . Kiều Thu Hoạch có liên quan đến tín ngưỡng Đồng Cốt/Vu Hích, Shaman giáo, là những loại hình tín ngưỡng cổ xưa của nhân loại có yếu tố lên đồng, liên quan tới tục thờ Mẫu của người Việt. Trong số này, Tạp chí Di sản văn hóa trân trọng giới thiệu bài “Tổng quan về Vu Hích và Shaman giáo”. 1. Về Vu Hích Vu Hích, qua tư liệu Trung Quốc, còn được gọi là Vu giáo, Vu thuật. Tiếng Anh thông dụng quốc tế dịch là Magic1, tương đương thuật ngữ tiếng Pháp là Magie, thường được chuyển ngữ sang tiếng Việt là Ma thuật2. Cụm từ Vu Hích đã xuất hiện từ lâu trong các thư tịch cổ Trung Quốc, như sách Quốc ngữ từ thời Chu, sách Công Dương truyện từ thời Chiến Quốc, sách Hán thư từ thời Đông Hán. Nhưng trong các tài liệu nghiên cứu, cũng dùng chung để chỉ tín ngưỡng Vu Thuật, mà không tách bạch Vu chỉ bà cốt, Hích chỉ ông đồng. Tín ngưỡng Vu thuật của Trung Quốc xuất hiện từ thời xã hội thị tộc mẫu hệ, là con đẻ của chế độ mẫu hệ. Thế nên, giới nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, nói đến Vu thuật Trung Quốc cũng chủ yếu là nói về nữ Vu. Thực chất trong xã hội thị tộc mẫu hệ, nữ Vu chính là kẻ lãnh đạo xã hội, nên nữ Vu cũng là người có địa vị và quyền lực cao nhất trong cộng đồng. Đó cũng là một đặc điểm quan trọng của Vu thuật Trung Quốc. Về mặt văn tự, chữ Vu (b) tiểu triện tượng hình người con gái đang vung vẩy hai tay áo để múa mà mời gọi thần linh (Thuyết văn giải tự của Hứa Thận, đời Hán). Khi thần giáng sẽ nhập vào người nữ Vu, lúc ấy biểu hiện của nữ Vu tức là biểu hiệu của thần. Hiện tượng ấy tục gọi là khiêu thần O, tức là nhảy múa lên đồng. Sách Liễu biên kỷ lược (Lược ghi bên rặng liễu) của Dương Tân đời