Đi từ tục hiến sinh của nhân loại trong quá khứ, bài viết nói tới các tục lệ có tính chất hiến sinh ở Việt Nam hiện nay. Phần nào, bài viết đã giải mã các hiện tượng và đặt ra cách nhìn khoa học đối với tục hiến sinh, từ đó rút ra đôi nét sự ứng xử với một số lễ hội cổ truyền còn có tục này. | S 2 (55) - 2016 - Di s n v n h‚a phi v t th GÓP BÀN VỀ TỤC HIẾN SINH TRONG LỄ HỘI DÂN GIAN PGS. TS. BÙI HOÀI S N* TÓM TẮT Đi từ tục hiến sinh của nhân loại trong quá khứ, bài viết nói tới các tục lệ có tính chất hiến sinh ở Việt Nam hiện nay. Phần nào, bài viết đã giải mã các hiện tượng và đặt ra cách nhìn khoa học đối với tục hiến sinh, từ đó rút ra đôi nét sự ứng xử với một số lễ hội cổ truyền còn có tục này. Từ khóa: hiến sinh; phong tục; lễ hội dân gian. ABSTRACT Starting from the sacrifice custom in history worldwide, the paper mentions the sacrifice of Viet Nam today. The paper decodes some phenomena and put scientific insights to sacrifice custom, and draws some solution to assess to sacrifice custom in some traditional festivals. Key words: Sacrifice, Custom; Traditional festivals. 1. Sự hình thành của tục hiến sinh Tục hiến sinh không phải chỉ riêng có ở Việt Nam mà thực sự mang tính phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Chính vì lý do đó, chúng ta cần phải xem xét hiện tượng này từ một cách nhìn biện chứng lịch sử. Lần trở lại bối cảnh xa xưa, khi các tục lệ này được hình thành, chúng ta nhận thấy rằng, con người phải đối mặt với rất nhiều hiện tượng mà họ không thể lý giải được. Những câu hỏi khó trả lời như con người sinh ra từ đâu, tại sao con người lại chết, sau khi chết con người về đâu, vì sao có nắng, mưa, sấm chớp, lũ lụt, hạn hán, tại sao hình thành chu kỳ xuân, hạ, thu, đông Để ứng phó với các hiện tượng không thể giải thích được này, con người đã có nhiều giải pháp, trong đó, xây dựng nên những tôn giáo và tín ngưỡng là những giải pháp hữu hiệu nhất. Đó cũng là một trong số những lý do để hình thành tôn giáo và tín ngưỡng. * Vi n Văn hóa Ngh thu t qu c gia Vi t Nam Để thực hành tín ngưỡng, con người dựa vào những thực tại trong đời sống của mình để “phóng chiếu” cho những nhu cầu của thần linh (đối tượng mà họ tôn thờ). Từ những suy luận như vậy, con người xác định nhu cầu của thần linh dựa trên nhu cầu của chính bản thân .