Thừa hưởng thành tựu nghiên cứu của các thế hệ đi trước, kết hợp khảo sát thực địa và tổng hợp nguồn tư liệu lịch sử và truyền thuyết , bài viết tập trung lý giải mối tương quan giữa lịch sử - truyền thuyết - hiện thực quanh ngôi tháp Yang Prong - một kiến trúc tôn giáo của người Chăm, hiện diện ở Tây Nguyên vào khoảng thế kỷ XIII - XIV và còn tồn tại đến ngày nay, qua đó, bước đầu đưa ra một số nhận định mới về những vấn đề lịch sử - văn hóa có liên quan. | 0G9+(LM8K*M/ C:M8Kq M CLGM& -LG 54 THÁP YANG PRONG cY_ed\NH=deca:ea AV TÓM TẮT Thừa hưởng thành tựu nghiên cứu của các thế hệ đi trước, kết hợp khảo sát thực địa và tổng hợp nguồn tư liệu lịch sử và truyền thuyết , bài viết tập trung lý giải mối tương quan giữa lịch sử - truyền thuyết - hiện thực quanh ngôi tháp Yang Prong - một kiến trúc tôn giáo của người Chăm, hiện diện ở Tây Nguyên vào khoảng thế kỷ XIII - XIV và còn tồn tại đến ngày nay, qua đó, bước đầu đưa ra một số nhận định mới về những vấn đề lịch sử - văn hóa có liên quan. Từ khóa: tháp Yang Prong; lịch sử; di tích; di vật; truyền thuyết. ABSTRACT Inherited from research outcome in accordance with the history documents and legends etc, the paper focuses on the explanation of relationship amongst history, legend and reality of Yang Prong tower – a religious architecture of Cham people that established in the Central Highland in the centuries XIII to XIV, and bring some new conclusions on relevant historical and cultural issues. Key words: Yang Prong Tower; History; Heritage; Remains; Legend. 1. Lịch sử và nghiên cứu Tháp Yang Prong tọa lạc ở khu vực xã Ea Rôk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, được một trung úy lục quân người Lào tên là Oum phát hiện khoảng năm 1900. Có khoảng 8 tên gọi khác nhau dành cho ngôi tháp này1. Trong đó, Yang Prong (thần vĩ đại) tên gọi theo tiếng Gia Rai ở địa phương là phổ biến, được quan tâm hơn cả. Qua nghiên cứu văn khắc, lịch sử, kiến trúc2 , các nhà khoa học đã bước đầu xác định, chủ nhân của tháp Yang Prong là người Chăm; vị vua xây dựng nên ngôi tháp này là hoàng tử Harijit, sau là vua Jaya Simhavarman III, người Trung Quốc gọi là Pou Ti và người Việt gọi là Chế Mân. Tháp được xây dựng để thờ thần Cri Jaya Shinhavarmalingecvara thần Shiva. Có hai ý kiến khác nhau về thời gian xây dựng tháp Yang Prong: - Căn cứ vào văn khắc trên bia ký cùng mối quan hệ về kiểu dáng và các đặc trưng kiến trúc, có quan điểm cho rằng, tháp được xây dựng vào đầu thế kỷ XIV3. * Hội Dân tộc học