Những nét riêng của một số làng nghề ở Nam Định

Trong quá trình nghiên cứu ba lễ hội làng nghề tiêu biểu của tỉnh Nam Định: (lễ hội làng nghề đúc đồng thôn Tống Xá, lễ hội làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, lễ hội làng nghề cơ khí Vân Chàng), chúng tôi thấy có một nghi lễ quan trọng, đó là lễ hiến xảo” còn gọi là lễ “dâng đồ khéo”. | NHỮNG NÉT RIÊNG CỦA MỘT SỐ LỄ HỘI LÀNG NGHỀ Ở NAM ĐỊNH TRỊNH THỊ MINH ĐỨC * Tóm tắt Trong quá trình nghiên cứu ba lễ hội làng nghề tiêu biểu của tỉnh Nam Định: (lễ hội làng nghề đúc đồng thôn Tống Xá, lễ hội làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, lễ hội làng nghề cơ khí Vân Chàng), chúng tôi thấy có một nghi lễ quan trọng, đó là lễ hiến xảo” còn gọi là lễ “dâng đồ khéo”. Thông qua nghi lễ này có thể nhận thấy sức sống của một làng nghề thủ công truyền thống, sự tiến bộ về kỹ xảo nghề nghiệp được thể hiện qua chất lượng và sự đa dạng của loại hình sản phẩm. Ngoài ra trong các lễ hội này còn có các cuộc thi tay nghề để lựa chọn những người thợ thủ công có trình độ kỹ thuật cao, họ sẽ là những người truyền bá tri thức nghề nghiệp cho các thế hệ sau và thúc đẩy làng nghề tồn tại, phát triển không ngừng. Đó chính là những nét riêng của lễ hội làng nghề cần được bảo tồn và phát huy trong giai đoạn hiện nay. Lễ hội làng nghề đúc đồng thôn Tống Xá diễn ra từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 âm lịch. Ngày 12 tháng 2 là ngày chính hội và cũng là ngày kỷ niệm đức thánh tổ Dương Không Lộ ra đi khỏi làng để tiếp tục truyền nghề và trở thành một vị chân tu, một vị thánh trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Thực tế ở đền thờ tổ nghề còn một nghi lễ được tiến hành vào ngày 3 tháng 6 âm lịch. Đó là ngày làm lễ giỗ tổ nghề, theo người dân trong làng cho biết đó chính là ngày Vĩnh tịch của thánh tổ ở chùa Keo Hành Thiện (Nam Định). Lễ hội ở đây được tổ chức lớn 3 năm một lần và hội lệ tổ chức một năm một lần. Vào những năm chính hội thì dân làng tổ chức quy mô, có tế, có rước, có tổ chức các trò chơi, trò diễn. Mặc dù từ xưa đến nay, địa điểm chính diễn ra lễ hội là ở đền thờ tổ nghề, nhưng vào dịp lễ hội, nghi lễ cũng được tổ chức ở đình thờ thành hoàng làng với nghi thức rước thành hoàng làng từ đình về đền để tham dự lễ hội. Khi kết thúc hội, lại rước thành hoàng làng trở về đình. Năm 2008, theo quan sát của chúng tôi, mặc dù ngôi đình làng đã từ lâu không còn, tượng thành hoàng làng đã được

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    27    1    04-12-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.