Cuốn sách Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn nhằm giúp cha mẹ thay đổi cách nghĩ trong việc giáo dục con cái và hướng dẫn phụ huynh những phương pháp tối ưu giúp con trẻ phát triển cân bằng, thông minh và khỏe mạnh trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi. Tiếp nối phần 1 của cuốn sách, phần 2 ebook truyền tải đến bạn đọc môi trường để trẻ phát huy hết khả năng của mình và giáo dục trẻ thời thơ ấu. Bên cạnh đó, tác giả Ibuka còn giúp bậc làm cha mẹ giải tỏa những hiểu lầm với con cái. Phụ huynh sẽ dễ dàng nắm bắt và hiểu tâm lý của trẻ nhiều hơn, từ đó sẽ biết giao tiếp với trẻ một cách phù hợp, nhằm khuyến khích trẻ phát huy khả năng tiềm ẩn của mình thay vì làm tổn thương cảm xúc của trẻ. Để nắm rõ nội dung chi tiết phần 2 của cuốn sách, mởi các bạn cùng tham khảo. | Chương 2: Hãy tạo ra môi trường để trẻ phát huy hết khả năng của mình . Năng lực của trẻ được quyết định bởi môi trường và giáo dục hơn là di truyền Ở chương trước tôi đã đề cập đến những khả năng tuyệt vời tiềm ẩn bên trong trẻ thơ. Những mầm non này có phát triển thành những cây tốt, nở ra những bông hoa đẹp hay không phụ thuộc chính vào cách giáo dục và môi trường sống mà bạn tạo nên cho trẻ. Ở chương này tôi sẽ đưa ra những câu chuyện cụ thể, thực tế về giáo dục trẻ thơ, mà đầu tiên sẽ là những minh chứng tại sao môi trường và cách giáo dục lại quan trọng hơn di truyền. Chúng ta đã từng nghe nói về Kibbutz, một mô hình kinh tế nông thôn độc đáo và kì lạ của Israel. Tại đây, Bloom, một học giả của Đại học Chicago đã điều tra và so sánh chỉ số thông minh của những đứa trẻ Do Thái sinh ra và lớn lên ở Kibbutz với những đứa trẻ gốc Phi di cư sang Israel. Kết quả là có một sự khác biệt lớn, trong khi chỉ số thông minh trung bình của những đứa trẻ Do Thái là 115, thì của những đứa trẻ gốc Phi là 85. Bloom đã giải thích rằng căn nguyên của sự chênh lệch này là do sự khác nhau về chủng người và huyết thống. Nghĩa là năng lực của trẻ được quyết định từ khi ra đời không phụ thuộc vào môi trường sống hay giáo dục. Mặt khác, một học giả khác tên là Ford đã tiến hành các thí nghiệm trong một thời gian dài. Ông đã chọn ra những đứa trẻ sơ sinh con của các cặp vợ chồng người châu Phi để cho vào học cùng một nhà trẻ với những đứa trẻ người Do Thái. Những đứa trẻ này khi lên 4 tuổi, chỉ số thông minh của chúng là 115, bằng với những đứa trẻ Do Thái. Bằng điều này, Ford đã chứng minh rằng, năng lực của trẻ không hề phụ thuộc vào chủng tộc người. Hay nói cách khác, tài năng của con người không phải là bẩm sinh, cũng không khác nhau với mọi chủng tộc hay huyết thống, mà nó được quyết định bởi môi trường và cách giáo dục đứa trẻ sau khi ra đời. Tại Nhật Bản, người ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm để xem sự khác nhau giữa hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng nhưng được nuôi dạy ở .