Bài viết nghiên cứu đánh giá thực trạng, tiềm năng nguồn dược liệu tại Bảy Núi, An Giang, các loài cây có giá trị làm thuốc, các loài cây bị đe dọa cạn kiệt do người dân địa phương khai thác và sử dụng quá mức. Nghiên cứu thành phần, dạng sống, công dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế của chúng. Lập hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về cây dược liệu vùng phục vụ cho công tác quản lý và nghiên cứu khoa học. Đồng thời đề xuất hướng bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu vùng. | . HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG KHAI THÁC VÀ BẢO TỒN NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC VÙNG BẢY NÚI, AN GIANG Lê Thị Thu Sƣơng, Võ Quang Minh, Phan Hoàng Vũ Trường Đại học Cần Thơ Bảy Núi, An Giang (thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn) là vùng đất chủ yếu trồng rừng. Nơi đây có thảm thực vật phong phú, trong đó nguồn tài nguyên về cây thuốc rất đa dạng với nhiều loại dược liệu quý hiếm khác nhau. Tuy nhiên, hiện rừng Bảy Núi đang chịu áp lực lớn như nhận thức về bảo vệ rừng và bảo vệ hệ sinh thái rừng còn chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động đều ở dạng khai thác tài nguyên hiện có là chính, việc bù đắp lại hầu như rất hạn chế. Nhu cầu đời sống ngày càng tăng trong đó có nhu cầu về sử dụng cây thuốc để chữa bệnh ngày càng nhiều, cây thuốc bị đào bới, khai thác dưới nhiều hình thức làm cho tài nguyên cây thuốc ngày càng giảm và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Do vậy, đề tài “Đánh giá thực trạng và tiềm năng khai thác, bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc ở vùng Bảy Núi, An Giang” nhằm đánh giá thực trạng, tiềm năng nguồn dược liệu tại Bảy Núi, An Giang, các loài cây có giá trị làm thuốc, các loài cây bị đe dọa cạn kiệt do người dân địa phương khai thác và sử dụng quá mức. Nghiên cứu thành phần, dạng sống, công dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế của chúng. Lập hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về cây dược liệu vùng phục vụ cho công tác quản lý và nghiên cứu khoa học. Đồng thời đề xuất hướng bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu vùng. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập số liệu thứ cấp: thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên rừng, bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng của vùng Bảy Núi được thu thập tại Chi cục Kiểm lâm An Giang, Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên, Hạt Kiểm lâm Tri Tôn. Phương pháp khảo sát thực địa: dựa vào các thông tin thứ cấp, bốn tuyến khảo sát chính được xác định: (1) Tuyến Núi Cấm: xã An Hảo; (2) Tuyến An Phú: xã An Phú; (3) Tuyến Núi Dài: thị trấn Ba Chúc, xã Lương